Ở nơi trung tâm kinh tế – chính trị của Việt Nam, Sài Gòn là một nơi sầm uất và luôn náo nhiệt. Đôi khi con người nơi đây, kể cả giới trẻ, cũng muốn tìm cho mình một nơi yên bình để giải tỏa. Chẳng cần đi đâu xa, ở giữa trung tâm của mảnh đất này, bạn có thể tìm thấy một nơi cầu an yên, dưỡng tâm hồn, đó là Lăng Ông Bà Chiểu. Hãy cùng Reviewvilla.vn tìm hiểu ngay nhé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 20 Biệt thự villa Sài Gòn TPHCM Hồ Chí Minh giá rẻ đẹp có hồ bơi
Top 10 Khu nghỉ dưỡng Resort Cần Giờ giá rẻ đẹp ngay sát biển 30.4
Khám phá 20 khách sạn Sài Gòn giá rẻ có hồ bơi gần trung tâm
Top 30 Homestay Sài Gòn – Hồ Chí Minh giá rẻ view đẹp ở trung tâm
1. Giới thiệu về Lăng Ông Bà Chiểu
Lăng Ông Bà Chiểu là một trong những công trình cổ xưa nhất tại trung tâm Sài thành. Nơi đây cũng nổi tiếng vì sự tâm linh và cũng đã trứng kiến sự đổi thay của Sài Gòn trong suốt 200 năm. Nơi đây là ngôi mộ của Thượng Quốc Công Tả quân Lê Văn Duyệt và vợ Đỗ Thị Phận. Tên chính xác phải là Thượng Công miếu, đây mới là tên được khắc trên cổng Tam Quan.
Theo tục lệ sẽ không được gọi thẳng tên vì người xưa coi đó là việc “phạm húy” nên đổi thành lăng Ông. Và bởi vì nơi đây gần chợ Bà Chiểu cho nên người dân gọi nơi đây là Lăng Ông Bà Chiểu.
Nơi đây không chỉ có ngôi mộ của Tả quân và vợ, Lăng Ông Bà Chiểu còn có hai ngôi mộ của cô hầu nằm phía ngoài khuôn viên của lăng, nằm phía Trịnh Hoài Đức và một ngôi nằm phía đường Đinh Tiên Hoàng.
Nơi đây chứng kiến quá trình phát triển của Sài Gòn trong suốt 200 năm, trải qua bao nhiêu thăng trầm cùng với thành phố này. Có thể bạn không biết, trước khi cái ngày Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng Chính phủ Việt Nam năm 1975 thì nơi đây được coi là biểu tượng của Sài Gòn.
Ba biểu tượng thời bấy giờ là: Cổng Tam Quan của Lăng Ông Bà Chiểu đại diện cho miền Nam (Sài Gòn), tháp Phước Duyên của chùa Thiên Mụ cho miền Trung (Huế) và chùa Một Cột biểu tượng cho miền Bắc (Hà Nội).
Nơi đây từng được những nhà văn, nhà thơ và những nhà báo đến để lấy làm niềm cảm hứng sáng tác như Sài Gòn Ấm Áp của Nguyễn Thị Hoàng Anh hay Lăng Ông Bà Chiểu của Nguyễn Đình Thi.
2. Địa chỉ Lăng Ông Bà Chiểu
Địa chỉ: Số 1 Vũ Tùng, Phương 3, Quận Bình Thạch, Thành Phố Hồ Chí Minh
Thời gian mở cửa: 7h – 17h
3. Câu chuyện của Lăng Ông Bà Chiểu – Thượng Quốc Công Tả quân Lê Văn Duyệt
Tả quân Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 tại Trà Lọt (Nay đổi tên thành Định Tường ở Tỉnh Tiền Giang). Ông là một vị tướng quân tài ba, vừa là vị quân sư uyên bác phục vụ dưới hai đời vua là vua Minh Mạng và Vua Gia Long.
Ông sinh ra trong một gia đình không có gia thế ở Huyện Tiên Du, tình Bắc Ninh. Từ nhỏ đã nổi tiếng vì thông minh và có tài võ nghệ. Năm 16 tuổi, ông ra nhập quân đội của Nguyễn Ánh (vua Gia Long) rồi nhờ tài năng của mình mà nhanh chóng đạt được những chiến công vang dội.
Ông được phong làm Tổng trấn Gia Định và có công lớn trong việc bảo vệ vùng đất phía Nam cùng nhiều cải cách trong quản lý và phát triển kinh tế cho cả vùng đất Nam Kỳ thời bấy giờ.
Mặc dù, tài năng như thế, trung thành như thế, nhưng dưới thời vua Minh Mạng, tả quân Lê Văn Duyệt bị buộc tội phản quốc, che chở quân phỉ đảng. Ngay lập tức ông đã bị xử tử và bị Vua Minh Mạng san bằng ngôi mộ, gọi là “hoạn quan”.
Cho tới khi Vua Minh Mạng qua đời, vua Thiệu Trị lên ngôi, Tả Quân Lê Văn Duyệt mới được chứng minh là oan ức và được lấy lại danh dự. Mộ của ông cũng được sửa lại và xây dựng đẹp hơn.
Đến tháng 12/1989, di tích Thượng Công miếu được Bộ Văn hóa trao tặng danh hiệu di tích lịch sử Văn Hóa Cấp Quốc Gia.
4. Kiến trúc độc đáo của Lăng Ông Bà Chiểu
Toàn bộ lăng miếu nằm tại một khu đất rộng với tổng diện tích lên tới 18.500m2. Xung quanh lăng được bảo vệ bởi một bức tường cao 1.2m, dài 500m với 4 cổng chính nằm trên 4 con đường: Vũ Tùng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức, Đinh Tiên Hoàng.
Mặc dù đã trôi qua 200 năm, Lăng Ông Bà Chiểu vẫn giữ được vẹn nguyên kiến trúc theo phong cách cung đình Huế. Kiến trúc trong lăng hay những đồ trang trí đều mang ý nghĩa rất lớn đối với người miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tất cả những chạm khắc bằng đá, gỗ, hay cả những bức tượng nghệ thuật đều có giá trị rất cao về lịch sử và nghệ thuật. Ngoài ra ở đây còn có những bức tranh được khảm từ chất liệu sành sứ cũng rất có giá trị rất cao.
Ví dụ như “Long mã phụ đồ” được sắp xếp rất sống động từ những mảnh sành sứ vụn thể hiện điều tốt lành từ trời đất đem lại cho vua. Bức điêu khắc cá chép hóa thành rồng đối đầu với chim thể hiện sự vượt khó, dám đứng lên đấu tranh để vượt qua giới hạn.
Khi đi vào từ cổng Tam Quan nằm ở trên Đường Vũ Tùng thì sẽ tới một khu vườn và kế tiếp mới là khu lăng chính gồm 3 phần: nhà bia, mộ Tả Quân Lê Văn Duyệt và vợ, cuối cùng là miếu thờ.
4.1. Nhà bia tại Lăng Ông Bà Chiểu
Nhà bia là một nơi lưu trữ và ghi nhớ công đức của Tả Quân. Nếu mà miêu tả thì nơi đây như một ngôi điện nhỏ, tường được xây dựng bằng gạch và mái lợp ngói âm dương. Phía trước là một đôi hạc vàng cưỡi rùa thể hiện âm dương tương trợ, muôn loài cùng nhau hợp sức vượt qua khó khăn.
Bia đá khắc chữ “Lê công miếu bi” để ca ngợi những đóng góp, cống hiến của quân sư Lê Văn Duyệt đối với triều đình. Phần cuối bia thì còn có tên phu nhân Đỗ Thị Phận và Phan Công Lương Khê cũng được thờ ở đây. Bia đá chính là được vua Thiệu Trị ban tặng sau khi minh oan cho ông.
Nhà Bia có 4 cột trụ và 4 cột góc được chạm khắc hoa văn rất tinh tế, trên mái là đôi rồng và đôi phương đang chiến đâu với nhau.
4.2. Khu vực lăng mộ
Đây là nơi cổ kính nhất và được xây dựng đầu tiên ở trong lăng. Lăng mộ gồm hai ngôi mộ song táng, tức là được đặt song song và giống nhau. Tả quân ở bên phải, hướng từ nhà bia nhìn vào và vợ Đỗ Thị Phận nằm ở bên trái.
Lăng mộ có hình chữ nhật cao 1.5m, rộng 8m và dài 10m. Lăng mộ được bảo vệ bởi hai con hổ đá đứng canh. Bao quanh lăng mộ là một bức tường bằng đá ong.
4.3. Miếu thờ
Tên đầy đủ của miếu thờ là Thương Công Linh Miếu, là nơi hoạt động tín ngưỡng của người dân khi đến thờ cúng Tả quân. Miếu thờ có 3 gian: Tiền điện (Nơi khắc hình long mã phụ đồ), trung điện và chính điện. Ba gian kết cấu khác nhau từ vật liệu khác nhau nhưng đều mang phong cách cung đình Huế phong kiến.
Khác với những lăng mộ, miếu thời bấy giờ thì Lăng Ông Bả Chiểu không có miếu thờ vua Gia Long và vua Minh Mạng. Nhưng có rất nhiều vị quan có công với triều đình nhà Nguyễn như Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Văn Trấn,…
5. Một số trải nghiệm khi đến Lăng Ông Bà Chiểu
5.1. Lễ khai hạ cầu an tại Lăng Ông Bà Chiểu
Một nghi lễ được tổ chức vào mùng 1 và ngày rằm tháng 1 đầu năm. Buổi lễ sẽ bắt đầu từ sáng sớm đến tối. Như cái tên, người dân và du khách đến đây để cầu may mắn, sức khỏe cho gia đình và bản thân.
Khi ngày lễ này diễn ra, bạn có thể được xem những tiết mục biểu diễn nhạc truyền thống như hát bội, hát tuồng, hát chầu văn,… do chính các nghệ sĩ chuyên nghiệp biểu diễn.
5.2. Check-in cực chất
Hãy chuẩn bị cho mình một chiếc áo dài mộng mơ cùng với một bó hoa cầm trên tay, bạn sẽ có cực kỳ nhiều khu vực để chụp hình và lưu lại những khoảnh khắc đẹp cho mình. Ở đây cũng có thể cho thuê, may áo dài ở những tiệm may xung quanh.
Cùng với kiến trúc cung đình Huế cổ kính và chiếc áo dài truyền thống của người Việt, hứa hẹn rằng bạn sẽ có rất nhiều khoảnh khắc để đời khi ở đây.
5.3. Xin xăm (quẻ xăm)
Xin xăm Tà quân cũng là một trải nghiệm đặc biệt khi ở đây. Xin xăm Quan Âm và Quán thánh sẽ thường là về xin tài lộc thì ở nơi đây xin xăm chủ yếu là về sức khỏe nên xăm Tà quân hay còn được gọi là xăm thuốc.
Bạn đến Trung điện hoặc Tây điện hoặc khu nhà Hương để quỳ gối xin xăm. Trong lúc xin thì khai rõ họ tên, ngày tháng năm sinh (âm lịch hay dương lịch đều được) rồi địa chỉ sinh sống. Sau đó vái lạy 3 lần rồi rút quẻ xăm, chỉ được rút duy nhất 1 thẻ. Thẻ xăm sẽ ghi một bài thơ về sức khỏe và bệnh tật rất dễ hiểu.
5.4. Lễ hội lăng Ông Bà Chiểu
Mỗi một năm, vào ngày 29-30/7, ngày 1-2/8 âm lịch hàng năm, lăng Ông Bà Chiều sẽ tổ chức lễ giỗ của tướng Lê Văn Duyệt. Ngày hôm đó sẽ được tổ chức vô cùng lớn và long trọng. Khách đến đây sẽ cầu bình an, sức khỏe cho gia đình hoặc tình yêu đôi lứa.
5.5. Thưởng thức ẩm thực địa phương
Sau khi tham quan lăng Ông Bà Chiểu thì bạn có thể qua chợ Bà Chiểu để thưởng thức những món ăn của mảnh đất Sài Thành. Ở đây có rất nhiều món ngon mà bạn nên thưởng thức như: bánh canh, bún mắm, bánh xèo,… cùng với nhiều loại hàng hóa khác.
Trên đây là những thông tiện bạn cần biết khi đến thăm Lăng Ông Bà Chiểu. Đây là một nơi rất hợp lý cho những dịp đầu năm, ngày lễ để xin sự bình an và cầu may mắn, sức khỏe cho gia đình. Nếu có dịp đến thăm Sài Gòn thì hãy một lần ghé qua Lăng Ông Bà Chiểu để khám phá nhé. Tiếp tục theo dõi Reviewvilla.vn để biết thêm nhiều hơn nữa về những địa điểm du lịch nữa.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt chi tiết từ A -Z
Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc mới nhất