Đã bao giờ bạn nghe đến một cây cổ thụ có tận 13 gốc chưa? Nếu chưa, hẳn bạn chưa từng ghé đến Hải Phòng và tham quan cây đa 13 gốc – Cây cổ thụ với tuổi đời trên 300 năm, một trong những biểu tượng và gắn liền với nhiều câu chuyện, sự tích thú vị. Hôm nay, hãy cùng Reviewvilla.vn tìm hiểu về cây cổ thụ này nhé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Top 5 ngôi sao sáng trong “làng” khách sạn Hải Phòng
Top 11 Resort Cát Bà đẹp giá rẻ sát biển có hồ bơi đẳng cấp 3-4-5 sao
Top 5 Resort Hòn Dấu giá rẻ view biển đẹp đáng nghỉ dưỡng
Top 15 Homestay Hải Phòng giá rẻ đẹp view biển cho thuê nguyên căn
1. Đôi nét về cây đa 13 gốc
1.1. Đôi nét về cây đa 13 gốc
Cây đa – Hình tượng loài cây đầu làng gắn liền với tuổi thơ và ký ức của biết bao người con sinh ra và lớn lên ở các vùng quê yên bình Việt Nam. Và đối với người dân Hải Phòng, cây đa 13 gốc chính là hình tượng đó, khắc sâu trong tâm trí về cả một tuổi thơ đầy kỉ niệm.
Khác với các cây đa khác với vị trí nằm ở đầu ngõ vào làng hay ở đình làng, cây đa có 13 gốc lại có vị trí ngay giữa trung tâm thành phố Hải Phòng, đông đúc nhộn nhịp lại rất dễ tìm kiếm.
Theo lời kể và sự truyền tai nhau của người dân Hải Phòng, cây đa có 13 gốc đã tồn tại suốt 3 thiên niên kỷ, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước và cũng là một trong những cây cổ thụ có tuổi đời lớn nhất ở Việt Nam.
Năm 2014, sau các kiến nghị và đề xuất của chính quyền địa phương, cây đa này chính thức được công nhận trở thành một di sản thiên nhiên, có ý nghĩa và giá trị lớn với đời sống người dân.
Đồng thời, việc công nhận cây đa trở thành một di sản thiên nhiên cũng giúp cho cây cổ thụ trở thành một địa điểm du lịch tâm linh rất được du khách ghé tới.
Địa chỉ: Xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
1.2. Hướng dẫn cách di chuyển đến cây đa 13 gốc
Với vị trí nằm giữa trung tâm thành phố Hải Phòng, bạn chỉ cần đi theo chỉ dẫn của GG Maps từ trung tâm thành phố là đã có thể di chuyển đến vị trí của cây đa nổi tiếng. Nhưng trước hết, bạn cần di chuyển đến được thành phố hoa phượng đỏ.
Để di chuyển đến trung tâm thành phố, bạn có thể chọn một trong các phương tiện như tàu hỏa, xe khách hay phương tiện cá nhântùy theo mục đích và sở thích của bạn thân.
Với tàu hỏa, phương tiện di chuyển khá nhanh chóng nhưng giá thành có chút cao và chỉ phù hợp nếu bạn đi chặng đường ngắn. Bù lại, phong cảnh núi rừng giữa 2 bên đường ray dẫn đến Hải Phòng đều vô cùng đẹp và đáng để bạn trải nghiệm.
Với xe khách, phương tiện có thể nói là vô cùng tối ưu để bạn vừa thuận tiện nghỉ ngơi lại có thể di chuyển nhanh chóng, giá thành rẻ. Việc di chuyển bằng xe khách cúng giúp bạn có thể ngắm cảnh thành phố và nhiều cảnh đẹp hai bên đường.
Đối với các bạn trẻ hay du khách yêu thích tự do di chuyển thì việc thuê xe máy từ lái xe đến cây đa 13 gốc. Tại các địa điểm trong thành phố Hải Phòng cũng có rất nhiều điểm cho thuê xe với giá cả phải chăng và thủ tục nhanh gọn mà các bạn có thể tham khảo.
2. Cây đa 13 gốc có gì nổi bật?
2.1. Cây cổ thụ có tuổi đời và kích thước lớn nhất Việt Nam
Như đã được nhắc đến ở trên, cây đa này ở Hải Phòng đã xuất hiện và tồn tại từ hơn 300 năm trước, trở thành một hình tượng gắn liền với nhiều câu chuyện, nhiều kỷ niệm của biết bao thế hệ người dân nơi đây.
Với 13 gốc của mình, cây đa tạo nên một đường kính gốc lớn, lên tới 40 mét và chiều cao của cây lên tới khoảng 10 mét. 13 gốc của cây đa sẽ bao gồm 1 gốc chính, có đường kính rơi vào khoảng trên 8 mét, tiếp theo 12 gốc phụ khác bao tròn xung quanh, giúp giữ vững cây cũng như nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Các gốc phụ của cây đa cổ thụ sẽ được xếp cạnh nhau và khoảng cách của gốc phụ với gốc chính sẽ nằm trong tầm 2 mét đến 5 mét. Nhờ sự liên kết với nhau bằng các cành cây xung quanh, cùng nhau nuôi dưỡng tán lá mà bóng cây đa có thể tỏa ra cả hàng trăm mét vuông.
2.2. Sự tích ra đời của cây đa cổ thụ
Gắn liền với tuổi thơ của biết bao người, hẳn cây đa cũng mang trong mình những câu chuyện, những truyền thuyết về sự ra đời của cây mà được truyền qua bao đời.
Một trong những câu chuyện cổ tích về sự ra đời của cây đa 13 gốc có thể kể đến sự kết nối của cây với lịch sử sự kiện Hai Bà Trưng. Chuyện kể rằng, vào trận chiến với quân Nam Hán khi xưa, khi Hai Bà Trưng cưỡi voi đi đánh giặc thì đã dừng lại nghỉ ngơi cạnh cây đa có 13 gốc.
Lúc này, voi của Hai Bà Trưng đã dùng vòi và ngắt lá cây đa ăn, việc bỏ ngọn cây đa của voi khiến cho cây đa không phát triển về chiều cao mà bù lại, phát triển về độ rộng của tán. Và để đầy đủ chất dinh dưỡng, phát triển trọn vẹn nhất thì các gốc phụ của cây đa được hình thành, tăng thêm khả năng lấy chất dinh dưỡng và phát triển, tạo nên hình dáng cây đa có 13 gốc như hiện tại.
Một sự tích khác về cây đa cổ thụ này cũng được người dân lưu truyền với độ nổi tiếng không kém chính là truyền thuyết về một vị tướng quân thời xưa. Khi ấy, lúc đang trên đường đánh giặc thì vị tướng quân này đã dừng lại bên cây đa để nghỉ ngơi, đồng thời buộc ngựa vào ngọn cây đa.
Việc buộc ngựa vào ngọn cây đa của vị tướng quân đã khiến cho ngon cây bị gãy, từ đó không phát triển về chiều cao mà cây phát triển về các tán lá xung quanh. Mặc dù không ai biết chính xác sự tích nào về cây đa có 13 gốc ở Hải Phòng là chính xác nhất nhưng với hình tượng cây đa sừng sừng giữa thành phố, như một hình tượng về quê hương.
Những câu chuyện cổ tích về cây đưa những đứa trẻ vào giấc ngủ, là câu chuyện người ta truyền tai nhau và dần dần, cây đa 13 gốc trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân đất Cảng.
2.3. Cây đa 13 gốc thờ ai?
Sự xuất hiện lâu đời của cây cũng như các câu chuyện truyền thuyết mang tính tâm linh về cây đa được truyền tai nhau khiến mọi người khi đến tham quan cây đa cũng rất tò mò về việc cây thờ ai.
Theo người dân nơi đây thì từ lâu, bên dưới gốc của cây đa đã có một miếu thờ với bàn thờ có bia đá khắc chữ Hán Nôm. Và đền cây đa 13 gốc này được dựng lên và dùng để thờ Đức Thổ Vương – Vị thần có công giúp đỡ người dân khai hoang, lập nghiệp trong các câu chuyện truyền thuyết.
Bên cạnh đó, ngoài thờ Đức Thổ Vương thì miếu thờ bên trong gốc của cây đa có 13 gốc ở Hải Phòng còn là nơi thờ các vị thần, các quan, cô, cậu thần linh cùng các vong hồn ở xung quanh vị trí của cây.
Ngoài ra, còn có truyền thuyết cho rằng cây đa 13 gốc là nơi ngự trị của Bà Chúa Năm Phương – Vị tiên nữ ngự trị ở chốn Thiên cung, sau này đã giáng trần và trở thành một vị nữ tướng, có nhiều công lao hiển hách, giúp đỡ người dân đánh tan quân giặc.
Do đó, theo tục lệ thì hàng năm, cứ đến ngày mồng một hay ngày rằm, các ngày lễ, tết, người dân Hải Phòng đều ghé qua miếu thờ, thắp nhang, lễ và cầu mong Bà Chúa Năm Phương cây đa 13 gốc phù hộ cho họ được bình an.
Sở dĩ, truyền thuyết này ra đời khi trong các câu chuyện xa xưa, người ta tương truyền rằng, khi xưa Bà Chúa Năm Phương đã thực hiện một chuyến dạo quanh toàn bộ đất Hải Phòng cùng với 2 cô hầu của mình.
Và điểm dừng chân cuối trong chuyến dạo quanh của bà chính là cây đa 13 gốc. Do đó, người ta tin rằng khi Bà dừng chân tại đây thì cây đã trở thành một nơi nghỉ dưỡng của thần, trở thành nơi mà người dân rất kính trọng, thờ cúng vô cùng linh thiêng.
Các khách du lịch khi đến thăm cây đa này, không ít người có mong muốn được thắp hương, lễ cầu Bà Chúa Năm Phương nên việc sắm lễ như thế nào, sắm lễ ở đâu hay nên cầu nguyện gì khi lễ Bà Chúa Năm Phương cũng rất được quan tâm.
Hằng năm, ngày lễ Bà Chúa Năm Phương cây đa 13 gốc sẽ diễn ra vào ngày 16 tháng 6 âm lịch, để chắc chắn lễ cúng đúng chuẩn và không phạm lỗi, du khách nên tìm hiểu thông qua người dân địa phương hoặc những người có kinh nghiệm đi trước.
3. Lưu ý khi tham quan cây đa 13 gốc
Không chỉ là một địa điểm du lịch thiên nhiên, một di sản mà cây đa 13 gốc còn mang trong mình nhiều ý nghĩa tâm linh khác nhau. Do đó, khi đến tham quan cây, bạn cũng nên lưu ý một vài điểm đã được Reviewvilla.vn tổng hợp dưới đây nhé.
- Là một điểm tham quan mang tính lịch sử và giá trị lâu đời, khi tham quan nơi này bạn tuyệt đối không được bẻ cành, ngắt lá hay làm bất cứ điều gì tổn hại đến cây.
- Không được leo trèo, đứng lên cành, gốc cây hay các tượng, cảnh quan xung quanh cây.
- Cây đa cũng mang nhiều ý nghĩa tâm linh mà khi đến thăm, bạn nên mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, đặc biệt là khi bạn có ý định thắp hương, khấn vái trong đền.
- Vào các ngày lễ, nếu bạn có nhu cầu sắm lễ thắp hương, hãy tham khảo ý kiến của những người đi trước hay những người dân địa phương để có thể sắm lễ một cách đầy đủ và chính xác nhất nhé.
- Cuối cùng, hãy luôn giữ gìn vệ sinh xung quanh, không nô đùa và ồn ào quá mức khi đến tham quan cây đa 13 gốc Hải Phòng.
Kết bài
Nếu đã ghé thăm Hải Phòng, còn bận gì mà bạn không đến tham quan cây đa 13 gốc và lắng nghe những truyền thuyết hay những câu chuyện mang ý nghĩa tâm linh về cây cổ thụ này trong đời sống của người dân nhỉ? Và dừng quên theo dõi Reviewvilla.vn và đăng ký để nhận những thông báo mới nhất nhé.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu chi tiết nhất
Kinh nghiệm du lịch Sapa chi tiết từ A – Z mới nhất