Chùa Bà Châu Đốc – Niềm tự hào của người dân xứ An Giang

Chùa Bà Châu Đốc - Niềm tự hào của người dân xứ An Giang
Chùa Bà Châu Đốc – Niềm tự hào của người dân xứ An Giang

Là một trong những điểm du lịch tâm linh tại An Giang, chùa Bà Châu Đốc mỗi năm đón tiếp hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan và cúng bái. Ngôi chùa này có gì mà lại thu hút nhiều du khách đến vậy? Reviewvilla.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về ngôi chùa nổi tiếng đặc biệt này nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Top 15 khu nghỉ dưỡng resort Miền Tây giá rẻ view sông nước đẹp

Top 20 Homestay miền Tây giá rẻ đẹp đậm chất sông nước miệt vườn

1. Giới thiệu về chùa Bà Châu Đốc  

Nói đến các điểm du lịch nổi tiếng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, không thể thiếu chùa Bà Châu Đốc An Giang. Chẳng biết từ bao giờ và cũng không có một quy định nào, mặc nhiên, khi du khách đến An Giang đều muốn ghé thăm chùa Bà một lần, kể cả người con An Giang xa xứ đi làm ăn. 

Chùa Bà Châu Đốc - Niềm tự hào của người dân xứ An Giang

Ở chùa Bà nổi tiếng với những câu chuyện lịch sử từ thời khai hoang và chống giặc. Nhờ có Bà mà người dân địa phương đã có một cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc. Từ đó, người dân tứ xứ đổ về đây để cầu mong bình an và công việc thuận buồm xuôi gió. 

2. Bà Chúa Xứ Châu Đốc là ai?

Bà chúa Xứ Châu Đốc là ai? Hiện tại có rất nhiều đáp án được đưa ra để trả lời cho câu hỏi này. Theo sách Kỷ lục An Giang 2009 ghi lại, tượng bà Chúa được làm từ đá sa thạch xa xưa Việt Nam và có rất nhiều bộ áo phụng có niên đại lịch sử lâu đời. 

Nghiên cứu của nhà khảo cổ học Louis Malleret đến từ Pháp thì cho biết tượng Bà chính là một trong nhóm tượng thần Vishnu (nam thần). Dự đoán đưa ra, tượng được tạc vào cuối thế kỷ 6, do đó, đây có thể là hiện vật còn sót lại của nền văn minh Óc Eo, có giá trị nghệ thuật và lịch sử rất lớn. 

Chùa Bà Châu Đốc - Niềm tự hào của người dân xứ An Giang

Nhà văn Sơn Nam thì cho rằng đây chính là tượng Phật nam của người Khơ-me xưa đã bị quên trên đỉnh núi. Có người đã vô tình phát hiện và thỉnh và về thơ và tân trang lại. 

Tuy nhiên, một nhận định khác trong sách “Lịch sử khai phá vùng Châu Đốc 1757-1857” của ông Trần Văn Dũng thì lại đưa ra ý kiến, tượng Bà vốn là tượng nam. Tư thế ngồi của tượng là tư thế của vạc vương giả. Phần đầu tượng đã được chế tác lại, không giống với chất liệu đá của phần thân.

XEM THÊM:  Kinh nghiệm du lịch An Giang chi tiết cho người lần đầu trải nghiệm

3. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc

  • Địa chỉ: Chân núi Sam, phường Núi Sam, Châu Đốc, An Giang

Vị trí của chùa Bà xứ Châu Đốc nằm ở chân núi Sam của phường Núi Sam, Châu Đốc, An Giang. Nơi đây cách trung tâm Hồ Chí minh khoảng 200km, giao thông phát triển thuận tiện cho việc di chuyển của du khách đến nơi đây.

3.1 Di chuyển bằng xe máy, ô tô cá nhân

Du khách muốn có sự chủ động trong hành trình đi du lịch, tham quan thì có thể tự mình lái xe. Nếu bạn tự lái xe đi chùa Bà Châu Đốc An Giang thì có thể tham khảo hai cung đường dưới đây: 

  • Cung đường 1: Từ Hồ Chí Minh, bạn tới Quốc lộ 62, đến Bình Hiệp và đi qua biên giới phía Hồng Ngự. Từ đây, bạn đi tới Tân Châu. Sau khi tới Tân Châu bạn có thể dễ dàng tới được Châu Đốc, An Giang.
  • Cung đường 2: Từ Sài Gòn, bạn đi hướng Quốc lộ 1A dọc cầu Mỹ Thuận tới được Quốc lộ 80. Từ đây, bạn đi hướng Sa Đéc – Cầu Vàm Vống tới Long Xuyên. Sau khi tới Long Xuyên, bạn có thể đi hướng Quốc lộ 90 và đến với Châu Đốc.

Lưu ý, khi tự đi xe, bạn nên chú ý kiểm tra xe trước, mang theo giấy tờ cá nhân. Đồng thời, hãy chấp hành luật giao thông khi đi đường nhé. 

Chùa Bà Châu Đốc - Niềm tự hào của người dân xứ An Giang

3.2 Di chuyển bằng xe khách đến chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc

Nếu bạn muốn được nghỉ ngơi, tận hưởng chuyến đi hoặc không tự tin để tự mình cầm lái khi đến chùa Bà Châu Đốc thì có thể chọn đi xe khách từ bến xe Sài Gòn. Các tuyến xe khởi hành trong nhiều giờ để bạn có thể xuất phát theo lịch trình cá nhân. Giá vé hiện nay dao động trong khoảng từ 120.000đ – 1750.000đ/vé. 

Chùa Bà Châu Đốc - Niềm tự hào của người dân xứ An Giang

Ngoài ra, với các du khách ở Hà Nội hoặc khu vực miền Trung, miền Bắc thì có thể đi máy bay đến thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó đi xe khách đến Châu Đốc An Giang để tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển. 

4. Giá vé tham quan chùa Bà Châu Đốc 

Ngày càng có nhiều lượt khách đến du lịch ở chùa Bà Châu Đốc 2. Do đó, chùa luôn mở cửa để chào đón các vị khách xa gần. Tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm, chùa sẽ có đông hoặc ít lượt khách đến check-in. Du khách được tự do ra vào thăm chùa, không cần mua vé vào cửa. Nhưng nếu vào khu du lịch thì bạn cần mua vé với mức giá như sau: 

  • Người lớn: 20.000đ/lượt 
  • Trẻ em và người cao tuổi: 10.000đ/lượt

Chùa Bà Châu Đốc - Niềm tự hào của người dân xứ An Giang

XEM THÊM:  Top 10 địa điểm du lịch An Giang nổi tiếng, nên đến tham quan

5. Du lịch chùa Bà Châu Đốc An Giang có gì? 

Hành trình du lịch đến chùa Bà Châu Đốc 3 có gì hấp dẫn? Reviewvilla.vn sẽ gợi ý thêm nhiều thông tin hữu ích thú vị để bạn tìm hiểu thêm như sau: 

5.1. Lắng nghe về lịch sử của chùa Bà xứ Châu Đốc

Trong số các ngôi chùa nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ, không thể không nhắc đến chùa Bà ở vùng Châu Đốc, An Giang. Đối với những người theo tín ngưỡng, đây là ngôi chùa linh thiêng, quan trọng trong việc thờ Mẫu. 

Chùa gắn liền với những câu chuyện lịch sử, nổi bật phải kể đến cuộc chiến chống quân Xiêm 1820 – 1825. Nhân dân sinh sống lầm than, phải trốn chạy quân thù để lánh nạn. Khi quân địch đi qua núi Sam đã nhìn thấy một pho tượng liền hì hục cạy, buộc dây mang về xứ của chúng. 

Chùa Bà Châu Đốc - Niềm tự hào của người dân xứ An Giang

Khi chúng khiêng được nửa đường thì tượng ngày càng nặng đến mức không thể đi được. Quân lính thấy vậy liền nổi giận và đập gãy cánh tay trái của tượng. Ngay lập tức, chúng đã bị Bà trừng phát đến mức phải sợ và bỏ chạy.

Chùa Bà Châu Đốc - Niềm tự hào của người dân xứ An Giang

Sau khi được hòa bình, người dân có cuộc sống yên ổn hơn. Khi người ta phát hiện ra tượng của Bà đã được chỉ cách rước xuống núi và lập nên miếu thờ. Người dân đã làm theo lời chỉ dẫn, được bà phù hộ cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công việc thuận buồm xuôi gió. Dần dần, chùa Bà Châu Đốc trở thành nơi gửi gắm niềm tin cho tất cả mọi người. 

5.2. Tham quan và tìm hiểu về kiến trúc của chùa Bà Châu Đốc 

Du khách đến chùa sẽ được ngắm nhìn kiến trúc độc đáo của nơi đây. Ngày trước, chùa chỉ được dựng lên với lá tre đơn giản. Năm 1870, dân làng đã cùng nhau quyên góp tiền, người bỏ của, người bỏ sức để xây chùa lại bằng gạch hồ ô dước để tượng Bà có nơi tọa lạc tốt hơn, khang trang hơn. 

Năm 1972 – 1976, kiến trúc sư nổi tiếng Huỳnh Kim Mảng – Nguyễn Bá Lăng đã tái thiết kế lại kiến trúc của chùa vừa mang đậm tính nghệ thuật, vừa có sự uy nghi, bề thế của chốn linh thiêng. 

Chùa Bà Châu Đốc - Niềm tự hào của người dân xứ An Giang

Sau khi hoàn thiện, chùa Bà Châu Đốc mang hình giống với chữ “Quốc”. Xung quanh là các khối tháp hình sen nở, mái lợp ngói lớn ống màu xanh ngọc bích theo kiểu kiến trúc tam cấp 3 lầu, góc mái vút cong như mũi thuyền đang lượn sóng vậy. 

Phần chánh điện của chùa là nơi an tọa của tượng Bà. Tượng được đặt ngay khu vực trung tâm, 2 bên chính là 2 con hạc trắng. Bên phải hương án thờ là 1 linga bằng đá, người dân địa phương gọi là bàn thờ Cậu. Bên phải là tượng gỗ hình yoni, được gọi là bàn thờ Cô. 

Chùa Bà Châu Đốc - Niềm tự hào của người dân xứ An Giang

Sau bàn thờ Cô – Cậu còn có tượng chim phượng biểu tượng cho bàn thờ Hội Đồng, bàn thờ Tiên hiền khai khẩn và bàn thờ Hậu hiền khai cơ. 

Trong từng chi tiết nhỏ nhất của kiến trúc chùa Bà được các kiến trúc sư, nghệ nhân trau chuốt vô cùng cẩn thận, chi tiết. Một vài chi tiết điển hình có thể kể đến như cây cột cổ lầu trước chính điện, liễn đối hay hoành phi thếp vàng son…

Chùa Bà Châu Đốc - Niềm tự hào của người dân xứ An Giang

5.3. Cần chuẩn bị gì khi hành hương chùa bà Châu Đốc?

Du khách đến chùa Bà Châu Đốc có thể dâng hương, lễ vật để cúng bái, cầu sức khỏe, cầu công việc được thuận buồm xuôi gió. Trước khi đi, bạn có thể chủ động chuẩn bị lễ vật từ trước để tiết kiệm chi phí và có sự chu đáo hơn. Lễ vật cúng lên bàn thờ sẽ có quần áo bà ba, hoa tươi, các loại quả, nhang đèn… Nếu cúng đồ sống thì bạn có thể mua ở những khu chợ gần chùa để đảm bảo độ tươi ngon và tránh tình trạng hét giá nhé. 

Về cách khấn khi đi chùa Bà Châu Đốc, du khách có thể hỏi những người dân địa phương hoặc người bán đồ hành lễ dâng hương tại chùa để được hướng dẫn thêm nhé. Điều quan trọng là phải thành tâm cúng bái để Bà phù hộ vạn điều may. 

XEM THÊM:  Top 15 đặc sản An Giang nức tiếng nhất định phải thử

6 Ăn gì khi đi tham quan chùa Bà Châu Đốc An Giang

Ngoài tham quan chùa, tìm hiểu lịch sử hình thành, cầu bình an, tài lộc thì du khách khi đến chùa Bà Châu Đốc đừng quên thưởng thức các món ăn ngon, nổi tiếng của vùng như:  

6.1 Bún cá Châu Đốc

Kể tên các món ăn đặc sản bạn nhất định phải thử khi đi du lịch chùa Bà Châu Đốc chắc chắn không thể thiếu món bún cá. Hương vị của món ăn này đặc trưng đến mức chỉ có khi đến miền Tây sông nước thì bạn mới được nếm thử. 

Bún cá sử dụng những con cá lóc đồng tươi ngon, chắc thịt, tẩm ướp các loại gia vị theo công thức đặc trưng để tạo ra màu vàng nghệ đẹp mắt, hương vị đậm đà, có vị ngọt của cá, thơm mùi sả, bắp chuối, giá, rau răm, rau muống và cả bông điên điển. 

Thực khách có thể tìm và thưởng thức món bún cá Châu Đốc đặc trưng ở bất kỳ hàng quán hay địa chỉ ăn uống nào ở thành phố này. Đảm bảo, hương vị thơm ngon ấy bạn nếm thử một lần sẽ nhớ đến mãi. 

6.2 Lẩu mắm Châu Đốc

Bên cạnh bún cá thì lẩu mắm cũng là một món ăn ngon mà bạn nên lưu lại để có dịp đi du lịch chùa Bà Châu Đốc để thưởng thức. Hương vị đặc trưng của món ăn này nổi tiếng gần xa đến mức nếu không thưởng thức thì chuyến đi An Giang đó sẽ có điều tiếc nuối. 

Lẩu mắm Châu Đốc sử dụng mắm cá sặc hoặc mắm cá chốt để nấu lẩu. Hương vị nước dùng có mùi thơm đặc trưng khó có thể nhầm lẫn với bất kỳ mùi vị lẩu nào khác. 

Khi ăn lẩu mắm, người ta sẽ ăn kèm với cá kèo, cá hú, cá basa, thịt ba chỉ, tô, chả cá, chả mực và một số loại rau đặc trưng của miền sông nước. Khi ăn, bạn sẽ nhúng lần lượt từng nguyên liệu để có thể cảm nhận sự biến hóa của chúng. Món ăn này chắc chắn sẽ khiến bạn lưu luyến mãi không quên và muốn được quay lại An Giang để thưởng thức hương vị thơm ngon, chuẩn bài ấy một lần nữa. 

6.3 Bò bảy món núi Sam

Ngoài bún cá, lẩu mắm thì bò bảy món núi Sam cũng là một trong những loại đặc sản ngon mà bạn không nên bỏ qua. Bò bảy món bao gồm có bò khía bánh mì, bò đun bánh hỏi, bò bít tế, lòng bò luộc, bò lúc lắc, cháo đầu bòng và bò xào lá giang. 

Các món ăn đều được chế biến từ thịt bò nuôi trên vùng Bảy Núi, thả tự nhiên. Nhờ đó, khi ăn, bạn vẫn có thể cảm nhận được miếng thịt ngon, chắc, vừa ngọt, mềm, thơm, không nơi nào có thể sánh lại bằng. Sau khi đi tham quan kiến trúc của ngôi chùa nổi tiếng nhất vùng Tây Nam Bộ và được thưởng thức đặc sản địa phương chắc chắn sẽ làm bạn thích mê, nhớ mãi về chuyến đi tuyệt vời, đáng nhớ ấy. 

XEM THÊM:  Review Núi Cấm An Giang - vùng đất thiêng vô cùng tâm linh

7. Lưu ý khi đi tham quan chùa Bà Châu Đốc 

Du khách muốn đến thăm chùa Bà Châu Đốc thì có thể đi vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Mỗi thời điểm, chùa đẹp theo một cách riêng. Tuy nhiên, thời điểm được mọi người chọn nhiều nhất chính là dịp Tết để cầu mong bình an, may mắn và tài lộc. 

Bên cạnh đó, du khách còn có thể đến chùa vào dịp lễ hội diễn ra từ 24 đến 27 tháng 4 âm lịch. Đây là mùa lễ hội vía bà Chúa xứ núi Sam, không khí diễn ra vô cùng sôi động, náo nhiệt với hàng trăm ngàn lượt khách các nơi đổ về tham quan. 

Bên cạnh đó, khi đi du lịch tham quan chùa Bà, du khách nên chú ý đến một số vấn đề khác để có một chuyến đi trọn vẹn, lý tưởng hơn như: 

  • Chủ động mang theo các loại giấy tờ cá nhân cần thiết như căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe để có thể thuê khách sạn, phương tiện đi lại. 
  • Khi đi chùa, bạn nên chú ý ăn mặc trang nghiêm, lịch sự, thể hiện sự tôn trọng chỗ thanh tịnh. Không nên mặc đồ quá màu mè, đồ hở để tránh gây phản cảm. 
  • Tuân thủ các quy định của nhà chùa đặt ra, tuyệt đối không được tự ý chạm tay hay sờ vào bất kỳ đồ vật nào khi chưa có sự cho phép. 
  • Có ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan của nhà chùa, tuyệt đối không được xả rác bừa bãi, không được bẻ cây, ngắt hoa hay dẫm lên thảm cỏ. 

8. Gợi ý các địa điểm lưu trú gần chùa Bà Châu Đốc 

Đi du lịch chùa Bà Châu Đốc vào mùa cao điểm nên có sự chủ động đặt phòng nghỉ trước khi để chọn được chỗ nghỉ ưng ý, đề phòng tình trạng hết phòng hay bị hét giá ngoài ý muốn. Bạn có thể tham khảo về một số địa điểm nghỉ ngơi gần chùa như: 

  • Khách sạn Hiệp Hòa 
  • Khách sạn Bảo Quân 
  • Khách sạn Ninh Kiều 2 
  • Nam Bộ Boutique Hotel & Restaurant

7. Các hình ảnh check-in của du khách tại chùa Bà Châu Đốc 

Nói đến chùa Bà Châu Đốc, nơi đây không chỉ nổi tiếng về việc cầu bình an, may mắn, gửi gắm niềm tin thì nơi đây còn sở hữu cảnh quan rất đẹp. Du khách đến chùa có thể chụp ảnh sống ảo để làm kỷ niệm cho chuyến đi. Dưới đây là một vài hình ảnh qua ống kính của khách du lịch khi đi tham quan chùa, bạn có thể tham khảo thêm nhé. 

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm du lịch chùa Bà Châu Đốc ở An Giang mà Reviewvilla.vn vừa tổng hợp để bạn tham khảo. Nếu bạn cũng là một người yêu thích các điểm du lịch tâm linh thì đừng bỏ qua cơ hội đến ngôi chùa nổi tiếng nhất nhì ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Sài Gòn có gì chơi? Du lịch Sài Gòn mùa nào đẹp?

Cẩm nang du lịch Đà Lạt mới nhất từ A đến Z

Du lịch Phú Quốc mùa nào đẹp nhất? Kinh nghiệm du lịch các mùa

Lưu gấp những kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu siêu hot

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT