Chùa Ông Núi – Ngôi chùa linh thiêng của vùng đất Bình Định

chùa ông núi

Bình Định một điểm đến du lịch khám phá kỳ thú của mảnh đất miền Trung thu hút đông đảo khách du lịch hằng năm. Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi những bãi biển xinh đẹp trong xanh mà còn có rất nhiều những điểm đến tâm linh giúp bạn lấy lại thư thái trong tâm hồn. Một trong số đó chính là Chùa Ông Núi – một ngôi chùa thiêng liêng của mảnh đất Bình Định, nơi có tưng phật khổng lồ lớn nhất Đông Nam Á. Hãy cùng Reviewvilla.vn khám phá về địa điểm thú vị này nhé !

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Top 11 Resort Phú Yên Tuy Hòa giá rẻ view đẹp có bãi tắm riêng ở trung tâm

Review các khách sạn Phú Yên gần biển, giá rẻ, được yêu thích nhất

Top 20 Homestay Phú Yên Tuy Hòa view biển đẹp xịn sò ở trung tâm

Tổng quan về chùa Ông Núi Bình Định

Chùa Ông Núi là một điểm đến thiêng liêng được du khách lựa chọn là địa điểm ghé qua mỗi khi mùa lễ hội, đầu xuân, … để lui tới, với mong ước thể hiện sự thành tâm đến với đấng tối cao và mong ước về một tương lai cùng sự nghiệp, sức khỏe vạn sự như ý.

chùa ông núi

Nơi đây từ lâu đã vô cùng thiêng liêng chính vì vậy du khách thập phương đến đây vô cùng đông. Chùa Ông Núi hay còn có cái tên là chùa Linh Phong Sơn tự, tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km.

chùa ông núi

Đặc biệt nơi đây thu hút đông đảo khách thập phương đến dâng hương và tham quan mỗi năm không chỉ vì sự linh thiêng của chùa mà còn có tượng Phật Thích ca cao hơn trăm mét, được công nhận là tượng phật lớn nhất Đông Nam Á. Đến đây du khách sẽ được chiêm ngưỡng sự kỳ vĩ và hoành tráng của bức tượng Phật.

Xem thêm: Top 7 địa chỉ thuê xe máy Phú Yên uy tín chất lượng nhất

Lịch sử về chùa Ông Núi Bình Định

Chùa Ông Núi có lịch sử hình thành từ rất lâu đời, theo sử sách ghi lại chùa chính thức được hoàn thiện vào năm 1702 dưới thời chúa Nguyễn. 

chùa ông núi

Theo lời kể truyền miệng từ dân gian: “Năm ấy một nhà sư có tên tục là Lê Ban đã tới hang đá phía đông núi Bà để ẩn tu (Hang Tổ về sau). Tại đây nhà sư đã dựng lên một am nhỏ đặt tên là chùa Dũng Tuyền. Thiền sư Lê Ban quanh năm chỉ ở trên núi tu luyện, chuyên hái thuốc chữa bệnh cứu người…được nhân dân kính trọng gọi là Ông Núi. Tới năm 1733, chúa Nguyễn vì mến mộ tài đức của nhà sư nên đã ban cho ông hiệu Tịnh Giác Thiện Trì đại lão thiền sư, đồng thời cho xây cất lại Dũng Tuyền tự thành một ngôi chùa lớn hơn đặt tên là Linh Phong thiền tự”.

XEM THÊM:  Top 4 vườn hoa hồng Đà Lạt đẹp tha hồ check in

Ngôi chùa được xây dựng và tu bổ vô cùng to đẹp dưới thời nhà Nguyễn , tuy nhiên trải qua những biến cố của năm tháng, sự tàn phá của chiến tranh thì một thời gian về sau chùa Ông Núi bị tàn phá nặng nề. Phải đến những năm 1990 – 2000 chùa mới được sửa chữa và hoàn thiện trở lại để đón khách du lịch đến thăm. Cũng chính vì vậy mà lối kiến trúc của chùa khá mới mẻ: mái cổ lầu, lợp ngói ống, lưỡng long tranh châu, đôi cột trước điện có hình rồng cuộn… 

Chùa Ông Núi ở đâu?

Chùa Ông Núi hay còn gọi là chùa Linh Phong tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung, có vị trí cụ thể thuộc thôn Phương Chi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Chùa Ông Núi cách trung tâm thành phố Quy Nhơn gần 30km, nằm tại một khu vực yên tỉnh và thanh tịnh, giúp bạn tận hưởng bầu không khí vô cùng thư thái.

chùa ông núi

Chùa được nhận xét là nằm ở vị trí vô cùng sáng của mảnh đất Phù Cát: “tựa sơn – vọng hải”. Lưng chùa tựa lưng vào núi Bà vững chãi uy nghiêm, mặt chính diện hướng về phía bãi đầm Thị Nại, bốn bề là non xanh nước biếc trùng trùng điệp điệp.

Xem thêm: Top 20 món ngon Phú Yên nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch 

Đường đi đến chùa Ông Núi Bình Định

Di chuyển bằng xe áy đến với Chùa Ông Núi là một trong những lựa chọn của giới trẻ ưa du lịch khám phá, dưới đây là cung đường nhanh nhất Reviewvilla.vn muốn gợi ý cho bạn: từ con đường Võ Nguyên Giáp nổi tiếng bạn hãy rẽ trái vào quốc lộ 198, đi thẳng 20km và sau đó rẽ phải vào tỉnh lộ 640, tiếp tục đi thêm 7km và rẽ trái vào  Phương Chi, bạn chỉ cần đi thẳng 1 ki lô mét là tới chùa Ông Núi Bình Định. 

Những điểm đến thú vị tại chùa Ông Núi

Bậc thang dẫn đến chùa Ông Núi

Để đến được trước cửa chùa cũng như bức tượng Phật chùa Ông Núi khổng lồ, du khách phải đi qua 600 bậc thang đá, hai bên của đường đi là những dãy núi đá uy nguy đồ sộ như Ngọa hổ tàng long đang canh cửa cho một điểm đến linh thiêng, những bước thang dẫn đến chốn cửa Phật.

chùa ông núi

Dọc đường đi có các trạm dừng chân, quán nước và ghế đá để phục vụ cho du khách, với đa dạng những loại mặt hàng như nước giải khát, hoa quả đồ ăn, lễ vật, nhang hương,… bạn không cần quá lo lắng và có thể nghỉ ngơi trên hành trình chinh phục đích đến của mình nhé.

XEM THÊM:  The View Sapa Hotel - Kiệt tác nơi thị trấn mờ sương

chùa ông núi

Trên đường đi, bạn sẽ bắt gặp 2 bức tượng lớn về Thập Bát La Hán, mỗi bức tượng cao hơn 50m, được chạm khắc tinh xảo và vô cùng tỉ mỉ, tựa như những vị thần bước ra từ tiểu thuyết che chở gác cổng cho chùa Ông Núi.

Tượng phật ngồi cao 108m

Tâm điểm nổi bật của chùa Ông Núi Bình Định chính là bức tượng Phật thích Ca có chiều cao lên tới 108m ngự trên đài sen vô cùng uy nghi và vô cùng tráng lệ, đây là bức tượng được công nhận là cao nhất Đông Nam Á. Phần chân đế tượng Phật chùa Ông Núi cao 15m và có đường kính là 52m, toàn bộ đều được đúc bằng bê tông cốt thép với trắng trang nhã và bắt mắt.

Xung quanh phía dưới đài sen chính là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo, hành lang La Hán, thư viện Phật giáo và bảo tàng Xá Lợi Phật để du khách đến hành lễ, chiêm bái. Đây là một kiến trúc tỉ mỉ mất đến 8 năm để hoàn thiện dưới bàn tay tài hoa và nỗ lực của người thợ điêu khắc.

Bức tượng chính thức được hoàn thiện vào ngày  11-2017.Với quy mô vô cùng lớn và hoành tráng nơi đây đang dần trở thành một địa điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

Chính điện chùa Ông Núi

Sau khi vượt qua 600 bậc thang của lối vào, bạn sẽ nhìn thấy ngôi chùa cổ kính được sơn màu đỏ son tọa lạc tĩnh lặng tại một góc của lưng núi. Chùa kề bên cây cổ thụ ngàn năm tuổi có chiều cao 400m, to sừng sưng cả một góc trời nhìn như chốn bồng lai tiên cảnh. Chùa được gọi với cái tên khác đó chính là chùa Linh Phong, nhìn từ xa quang cảnh tựa như những ngôi chùa thiêng trong truyền thuyết.

Đây là chính điện thờ những vị thần của chùa và thời thần Ông Núi, du khách có thể đến tham quan và dâng hương đặt lễ để bày tỏ lòng thành cũng như cầu nguyện về những điều bình an may mắn trong tương lai.

Xem thêm: Top địa chỉ mua chả cá Phú Yên ngon chất lượng nhất

Lễ hội chùa Ông Núi

Lễ hội chùa Ông Núi là một trong những ngày lễ lớn của người dân khu vực nơi đây bởi lẽ chùa Ông Núi là di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia lâu đời (tính đến nay đã có 12 đời thừa kế), cũng chính ngày này diễn ra rất nhiều hoạt động tại chùa thu hút đông đảo khách thập phương đến cầu nguyện và bày tỏ lòng thành.

Lễ hội chùa Ông Núi diễn ra vào ngày 24 – 26 tháng Giêng hàng năm, là ngày mà tưởng nhớ đến thần núi và những đấng tối cao đã che chở và bao bọc cho người trần mắt thịt, là dịp để người trần đến dâng hương tỏ lòng ngưỡng vọng trước công đức của Ông Núi. 

Bàn thờ ông Núi bên trong hang Tổ

Bàn thờ ông Núi là một địa điểm vô cùng thiêng liêng trong chùa, nơi đây nằm sâu trong khu vực hang đá của phía sau núi. Giữa hang có những tảng đá lớn xếp chồng lên nhau và dựng đứng để tạo nên một thế dựa vững chãi tựa như mái nhà, đặc biệt phía dưới hang là một khe suối đầu nguồn trong veo chảy ngang qua lối đi, với độ sâu lên tới hơn 5m. Có lẽ chính vì dòng suối thiêng nơi đây mà chùa trước đây có tên “Dũng tuyền thạch cốc”. 

XEM THÊM:  Khách sạn Sài Gòn Phú Thọ - Biệt phủ nơi cố đô Văn Lang xưa cũ

Dưới cây cầu cũng là dòng nước từ nguồn trong hang Tổ chảy ra, dong nước trong lành được nhiều du khách đến đây xem như nước thánh và dùng để rửa mặt. 

Xem thêm: Top 10 quán cơm gà Phú Yên ngon rẻ nức tiếng xứ Nẫu

Những địa điểm du lịch sát cạnh chùa Ông Núi

Khu dã ngoại Trung Lương

Chỉ cách chùa ông Núi vài km đến với khu dã ngoại Trung Lương du khách có thể chọn cho mình một địa điểm cắm trại nghỉ ngơi vô cùng lí tưởng. Đây là một thung lũng nhoe sau chân núi, được bao bọc bởi bốn bề núi non Bình Định, xung quanh là những bản làng nhỏ xinh, có mặt tiền hướng ra phía bãi tất cả tạo nên một khung cảnh vô cùng nên thơ. 

Đây cũng là địa điểm check-in vô cùng lí tưởng, là nơi tạo ra những studio ảnh ngoài trời mê li của các tiktoker nổi tiếng. Không chỉ vậy, khu dã ngoại Trung Lương còn là lựa chọn của những set chụp ảnh kỷ yếu và du lịch cuối cấp vô cùng hấp dẫn đó.

Bãi biển Đề Gi

Là một trong những bãi biển đẹp của mảnh đất Bình Định, biển Đề Gi chỉ cách chùa Ông Núi một quãng đường rất ngắn. Đến với nơi đây bạn sẽ được hòa mình vào làn nước trong xanh của núi trời Bình Định, giúp bạn quên đi những mệt mỏi của ngày dài. 

Những lưu ý khi đến chùa Ông Núi

  • Du khách nên chú ý cách ăn mặc khi đến những nơi linh thiêng trong chùa, tránh mặc quá ngắn, quá mỏng, quá màu mè để tránh gây phản cảm .
  • Không tùy ý đụng chạm hay cầm nắm bất kì đồ vật nào của nhà chùa khi chưa được sự cho phép, đặc biệt không lấy bất kì vật gì để mang về dù với hình thức vật kỉ niệm. Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Đến với chùa hãy mang theo lòng thành tâm thực sự đừng chỉ chăm chú đam mê chụp ảnh mà đánh mất đi vẻ đẹp an lạc tịnh tâm trong bầu không khí thiêng liêng này. Nếu muốn làm phóng sự hãy xin phép các sư trong chùa nhé!

Chùa Ông Núi là một trong điểm đến tâm linh không thể bỏ qua, nơi đây giúp mang lại cho bạn một tinh thần thanh lọc và sảng khoái để tiếp tục những ngày tháng tấp nập. Trên đây là những chia sẻ dựa trên trải nghiệm thực tế mà Reviewvilla.vn muốn gửi đến cho quý du khách. Với những thông tin trên mong bạn đã đưa ra được cho mình lựa chọn tuyệt vời nhất cho chuyến đi, chúc bạn và người thân yêu có một chuyến đi vui vẻ!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Kinh nghiệm du lịch Nha Trang mới nhất

Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng chi tiết từ A -Z

Kinh nghiệm du lịch Phan Thiết chi tiết từ A – Z

Kinh nghiệm du lịch Huế tự túc tiết kiệm nhất

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT