Chùa Phổ Quang Sài Gòn – Điểm du lịch tâm linh được yêu thích

chùa phổ quang sài gòn

Nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập, Bảo tàng lịch sử Việt Nam,… Tuy nhiên, một địa điểm nổi bật mang nhiều nét kiến trúc độc đáo của chốn linh thiêng đó là Chùa Phổ Quang Sài Gòn. Cùng Reviewvilla.vn khám phá ngôi chùa Phổ Quang Sài Gòn nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Top 20 Biệt thự villa Sài Gòn TPHCM Hồ Chí Minh giá rẻ đẹp có hồ bơi

Top 10 Khu nghỉ dưỡng Resort Cần Giờ giá rẻ đẹp ngay sát biển 30.4

Khám phá 20 khách sạn Sài Gòn giá rẻ có hồ bơi gần trung tâm

Top 30 Homestay Sài Gòn – Hồ Chí Minh giá rẻ view đẹp ở trung tâm

Khám phá chùa Phổ Quang Sài Gòn

Địa chỉ chùa Phổ Quang

chùa phổ quang sài gòn

Chùa Phổ Quang Sài Gòn nằm ở số 64/3 Huỳnh Lan Khanh, phường 2, quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh (trước đây tọa lạc ở số 64/3 đường Phổ Quang phường 2, quận Tân Bình, tp Hồ Chí Minh).

chùa phổ quang sài gòn

Ngôi chùa nằm ở gần cuối con đường nhỏ, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 16km.

Giá vé tham quan: Du khách đến thăm chùa Phổ Quang Sài Gòn có thể tự do tham quan, chụp ảnh lưu niệm mà không phải mất phí.

Lịch sử chùa Phổ Quang

Chùa Phổ Quang Sài Gòn được khởi công từ năm 1951 do một vị hòa thượng Nguyễn Viết Tạo hay còn có pháp danh Thanh Nhã đứng lên xây dựng. Năm 1961, chùa được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bảo.

chùa phổ quang sài gòn

Chùa Phổ Quang Sài Gòn thuộc sự quản lý của Thành hội Phật giáo Tp Hồ Chí Minh vào năm 1999. Cho đến năm 2010, ngôi chùa được trùng tu thiết kế thêm tầng hầm, tầng lầu và mở rộng khuôn viên. Hiện nay, trong chùa có Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng và một số sư thầy khác.

Xem thêm: Top 15 quán pub Sài Gòn nhất định phải ghé thăm

Chùa Phổ Quang Sài Gòn thờ ai?

Ngôi chùa theo hệ Phật giáo Bắc Tông. Sở dĩ có sự phân chia hệ Phật giáo Nam Tông hay còn gọi là Phật giáo nguyên thủy và hệ Phật giáo Bắc Tông là do địa điểm truyền đạt khác nhau. Phật giáo Ấn Độ truyền về các nước phía Bắc nên được gọi là hệ Phật giáo Bắc Tông, còn truyền về các nước phía Nam nên được gọi là Phật giáo Nam Tông.

chùa phổ quang sài gòn

Ngoài ra, hệ phái Bắc Tông còn khác hệ phái Nam Tông ở việc thờ cúng. Hệ Phật giáo Bắc Tông ngoài việc thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị A la hán còn thờ các vị Phật như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc… và Bồ Tát nữa. Còn hệ Phật giáo Nam Tông thì chỉ thờ Phật Thích Ca Mâu Ni.

Chùa Phổ Quang Sài Gòn có gì?

Giữa nhịp sống náo nhiệt nhưng đầy xô bồ của chốn phồn hoa, đô thị ở lòng thành phố Hồ Chí Minh ngôi Chùa Phổ Quang Sài Gòn giống như một chốn bồng lai tiên cảnh, là nơi thanh tịnh, nơi các Phật tử và du khách tìm sự yên bình, thanh thản cho bản thân mình. 

XEM THÊM:  Bạch Dinh Vũng Tàu - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của biệt thự Pháp cổ

chùa phổ quang sài gòn

Kiến trúc ngôi chùa Phổ Quang Sài Gòn cũng giống so với các ngôi chùa ở Việt Nam gồm Tam quan, Sân chùa, Bái đường, Chánh điện, Hành lang, Hậu.

Tam quan

Tam quan hay còn gọi là cổng chùa, là bộ phận không thể thiếu để khách du lịch đi vào chùa Phổ Quang Sài Gòn. Tam quan của chùa với lầu chuông mái ngói tạo nên nét cổ kính cho chùa.

chùa phổ quang sài gòn

Cổng Tam quan theo hình thái tứ trụ được kê cao trên những bệ đá rất chắc chắn. Ngoài ra, cánh cổng ở Tam Quan rất lớn, khung cửa thì sử dụng những kim loại có độ bền tạo nên sự bền vững, kiên cố cho cánh cổng. Cổng Tam quan nổi bật với màu xám và những tảng đá lớn được để ở gần đó.

Sân chùa

Khách du lịch khi bước qua phần Tam quan sẽ đến sân chùa. Nơi đây được chùa trang trí thêm những chậu cây cảnh và hoa.

chùa phổ quang sài gòn

Đặc biệt ở chùa Phổ Quang Sài Gòn còn trồng một loại hoa tên là hoa Sala- loài hoa có mùi hương nhẹ tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho du khách. Nhiều du khách còn nói rằng cây sala cũng là hiện thân của Phật vì đối với những người có duyên, đứng dưới tán cây sala họ như cảm nhận được hình ảnh Phật hiện lên, cảm nhận được sự che chở, bảo vệ của Phật giúp tâm hồn họ thanh tịnh, yên bình hơn bao giờ hết.

Bái đường

Từ dưới sân chùa đi lên, du khách bước qua những bậc cầu thang để đi đến nhà bái đường hay còn gọi là tiền đường. Những bậc cầu thang được làm từ đá và có điêu khắc những hoa văn nhìn rất tinh tế và đẹp mắt.

Chánh điện

Chánh điện hay còn gọi là đại điện. Đại điện của chùa Phổ Quang cũng là nơi có diện tích lớn nhất ở trong chùa. Đứng ở dưới sân chùa ta có thể nhìn thấy mái chùa hình ảnh những con rồng, phượng uốn lượn trên mái. Có lẽ đó cũng là hình ảnh đặc trưng ở bất kì mái đình mái chùa nào của Việt Nam.

Từ dưới nhìn lên, ta sẽ thấy tòa đại điện cao 3 tầng với 12 mái đỏ nổi bật giữa khuôn viên tràn ngập sắc xanh của những cây cảnh.

Trước đại điện của chùa Phổ Quang Sài Gòn có đặt một lư hương để cho khách du lịch đến đây có thể thắp lên những nén nhang cầu an, cầu phúc. Có thể nói, lư hương này luôn nghi ngút khói cũng cho thấy số lượng khách du lịch đến đây hằng ngày rất đông.

Bên trong đại điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Quan Thế Âm Bồ Tát cùng những vị A la hán. Ở chính giữa đại điện là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni luôn nở một nụ cười từ bi với chúng sinh. Tượng phật có màu vàng cao khoảng 7m mang một vẻ uy nghiêm đầy tôn kính.

Hai bên tượng Phật Thích Ca Mâu Ni còn có thờ mười bức tượng Thập Điện Diêm Vương được điêu khắc bằng gỗ, mỗi bức cao 0,64m. Tất cả các vật dụng thờ trong chùa đều được làm từ gốm sứ được đúc rất công phu, tinh xảo. Ở cánh tả của đại điện có một bức tượng quan âm tọa trên đài sen mang khí chất ngút ngàn.

Hai bên tòa đại điện còn được phân chia thành các khu vực có chức năng khác nhau bao gồm lầu Đông, lầu Tây, khu nhà ở của các sư thầy, nhà truyền thống và còn có một phòng khách để đón tiếp khách từ phương xa đến đây du lịch. Tuy nhiên, hiện nay do chùa Phổ Quang đang trong quá trình trùng tu nên tạm thời chánh điện của chùa vẫn còn hạn chế người ra vào.

XEM THÊM:  Mộc Homestay Ba Vì - Nơi lưu giữ "mùa hè tươi đẹp năm ấy"

Hang đá – nơi thờ Phật Bà Quan Âm

Chùa Phổ Quang Sài Gòn có một khuôn viên rất rộng. Đặc biệt ở khuôn viên của chùa còn có một hang đá- nơi thờ Phật Bà Quan Âm.

Vì nằm trong hang đá nên không khí ở đây rất mát mẻ, ai có những muộn phiền khi vào đây dường như được gột tẩy tâm hồn chỉ còn cảm giác bình yên trong lòng. Hang đá không chỉ mang một nét cổ kính, độc đáo mà mang nét trang nghiêm, thiêng liêng của ngôi chùa.

Du khách khi đến chùa Phổ Quang Sài Gòn, có lẽ sẽ ấn tượng ngay từ hình ảnh những con rồng được điêu khắc kỳ công ở cửa hang động. Nó như một nét gì đó tạo không khí linh thiêng cũng như tạo vẻ đẹp cho hang.

Bước vào trong hang, chúng ta sẽ thấy được tượng Phật Bà Quan Âm tọa trên đài sen vàng nằm ở chính giữa hang. Phía sau tượng Phật là hình ảnh cây trúc và hình ảnh Thiện Tài đồng tử luôn bên cạnh Phật Bà Quan Âm.

Tượng Phật Bà Quan Âm tượng trưng cho sự từ bi, nhân hậu, luôn soi sáng bảo vệ chúng sinh. Phật Bà ban phước lành, soi sáng vạn vật, giúp con người cảm thấy bình yên.

Ngoài ra, trong chùa còn có một ngôi mộ thờ Liệt sĩ- nữ sinh Quách Thị Trang có pháp danh là Diệu Nghiêm. Từ nhỏ cô đã là một Đoàn Sinh Gia Đình Phật Tử Việt Nam, Thánh Tử Đạo Phật Giáo Việt Nam… Theo những khách du lịch đến đây, họ thường nói ngôi mộ này rất thiêng.

Xem thêm: Top 12 quán pub Bùi Viện cực “chill” cho giới trẻ

Các hoạt động nổi bật của chùa

Hằng năm chùa Phổ Quang Sài Gòn thường tổ chức rất nhiều hoạt động thu hút các Phật tử gần xa đến tham gia lễ hội rất đông. Một số hoạt động lớn như:

  • Lễ Thượng Nguyên được tổ chức vào ngày 15 tháng 1 âm lịch.
  • Lễ Phật Đản được tổ chức ngày 8/4 và 14/4-15/4 âm lịch. Đây được coi là một trong những lễ hội quan trọng của chùa Phổ Quang Sài Gòn để kỷ niệm ngày sinh của Phật Thích Ca Mâu Ni. Thông thường vào ngày Lễ Phật Đản sẽ diễn ra các chương trình nghệ thuật chào mừng, lễ đài tập trung, lễ rước xe hoa…

Vào ngày đại Lễ Phật Đản, Trụ Trì chùa Phổ Quang khuyến khích các Phật tử treo cờ, lồng đèn…

Khi bước sang đầu tháng 4 âm lịch, chùa đã chuẩn bị những chương trình, nghi lễ để đón một lễ Phật Đản thật trang nghiêm.

Lễ Phật Đản bắt đầu từ 19h00 tối ngày 8 tháng 4 âm lịch. Đây là khoảng thời gian làm lễ khai kinh. Cho đến 19h00 tối ngày 14 tháng 4 âm lịch, chùa Phổ Quang thực hiện lễ Tắm Phật truyền thống. Sau đó là lễ chính thức Kính mừng Phật Đản lúc 5h00 sáng ngày 15 tháng 4 âm lịch.

Lễ Phật Đản còn có các hoạt động như phóng sanh, cầu nguyện cho đất nước yên bình, người dân có cuộc sống ấm no, đầy đủ.

  • Lễ Vu Lan ngày 15 tháng 7 âm lịch. Đây là một ngày Đại lễ để bậc làm con, cháu như chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ tổ tiên, sự biết ơn của những người được hưởng cuộc sống hòa bình gửi tới những chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ độc lập nước nhà.
XEM THÊM:  Hồ Yên Trung - Địa điểm lý tưởng cho chuyến dã ngoại cuối tuần

Đại lễ diễn ra hằng năm trong không khí trang nghiêm mang theo sự biết ơn của những Phật tử. Đây cũng là một trong những ngày thu hút hàng nghìn du khách, Phật tử gần xa đến tham gia.

  •       Vía Đạt Ma sư tổ mùng 5 tháng 10 âm lịch.
  •       Lễ Hạ Nguyên 15 tháng 10 âm lịch.

Vào những ngày lễ lớn của chùa như Lễ Phật Đản hay Đại lễ Vu Lan các Phật tử cùng sư thầy trong chùa tham gia làm và phát cơm chay cho các du khách khi đến đây cầu nguyện. Ngoài ra, ngày mùng 1 hay ngày 15 hàng tháng mọi người đến chùa Phổ Quang Sài Gòn lễ bái, cầu bình an, cầu tài lộc cũng rất đông.

Xem thêm: Khám phá hầm Thủ Thiêm – Vẻ đẹp bên sông Sài Gòn

Hướng dẫn cách di chuyển đến chùa Phổ Quang

Để đến Chùa Phổ Quang Sài Gòn du khách có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện. Những du khách có phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô thì việc di chuyển khá thuận tiện. Đối với những du khách từ ngoại tỉnh hay ở nơi xa muốn ghé thăm chùa có thể đi máy bay, tàu hỏa, xe khách, ô tô…

Vì nằm ở trung tâm thành phố nên việc di chuyển bằng những phương tiện công cộng để đến chùa cũng dễ dàng . Một số địa điểm có thể di chuyển bằng xe bus mà bạn có thể tham khảo:

  • Đối với tuyến đường Hoàng Anh Gia Lai du khách có thể đi bus 72, bus 04 rồi đến bus 148.
  • Tuyến đường Đại học Công nghệ Sài Gòn đến chùa Phổ Quang: du khách có thể bắt tuyến xe bus 59.
  • Ngoài ra, tuyến bus 64, 104, 65 cũng là một trong những tuyến xe có lộ trình di chuyển đến gần chùa.

Một số ga ở gần chùa Phổ Quang Sài Gòn du khách có thể dừng chân:

  • Cây xăng Quân Đội. Đi từ đây đến chùa Phổ Quang Sài Gòn khoảng 3-4 phút nếu đi bộ, ước chừng quãng đường dài 260m.
  • Công ty xe khách Sài Gòn và Công ty Sawaco xa hơn Cây xăng Quân Đội khoảng 50m.
  • Cổng sau của Sân Vận Động Quân Khu 7. Nơi này cách chùa khoảng 500m và ước chừng đi bộ tầm 5-7 phút là đến nơi.

Một số lưu ý dành cho du khách, phật tử khi đến chùa

Chùa Phổ Quang Sài Gòn là nơi trang nghiêm, thiêng liêng nên cũng có những điều cấm kị khi du khách, Phật tử đến nơi đây:

  • Trang phục khi đến chùa Phổ Quang Sài Gòn phải kín đáo, sạch sẽ.
  • Ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự, không được nói những lời tục tĩu, thiếu văn hóa trong chùa.
  • Không mỉa mai, phỉ báng sư thầy hay các tượng Phật trong chùa
  • Không tự ý bẻ cây, hái hoa trong khuôn viên của chùa.
  • Không sờ vào các tượng Phật trong chùa.
  • Tuân thủ các quy định, nghe theo sự hướng dẫn của các sư thầy trong chùa.
  • Nghiêm cấm một số hành vi chuộc lợi cá nhân, gây ảnh hưởng đến danh tiếng của chùa.
  • Chú ý một số địa điểm trong chùa không được phép chụp hình
  • Đối với đồ cá nhân, du khách nên tự mình bảo quản đề phòng kẻ gian lấy cắp.

Trên đây là toàn bộ những điều các bạn cần biết khi đến thăm chùa Phổ Quang Sài Gòn. Để có một chuyến tham quan thú vị và đáng nhớ thì đừng quên những lưu ý nhắc nhở khi vào chùa mà Reviewvilla.vn gửi đến các bạn. Chúc các bạn cùng gia đình và người thân có một trải nghiệm tuyệt vời!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt chi tiết từ A -Z

Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc mới nhất

Kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu chi tiết từ A – Z

Kinh nghiệm du lịch Cần Thơ tự túc, tiết kiệm

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT