Khám phá cột cờ Hà Nội – “Nhân chứng sống” của lịch sử dân tộc

Khám phá cột cờ Hà Nội - “Nhân chứng sống” của lịch sử dân tộc

Cột cờ Hà Nội là một trong những điều thiêng liêng, tuyệt vời của Việt Nam. Địa danh này đã trải qua bao thăng trầm lịch sử, chứng kiến mọi sự thay đổi của đất nước. Hành trình đi khám phá Thủ đô hôm nay cùng reviewvilla.vn, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về công trình lịch sử này nhé. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Top 20 Biệt thự villa gần Hà Nội giá rẻ view đẹp ở quanh ngoại thành

Top 20 Resort gần Hà Nội giá rẻ view đẹp có bể bơi ở quanh ngoại thành

Top 20 khách sạn Hà Nội nổi tiếng gần Hồ Tây, Hồ Gươm, Phố Cổ

Top 40 Homestay Hà Nội giá rẻ đẹp ở trung tâm và gần phố cổ giá 500k

1. Giới thiệu vài nét về cột cờ Hà Nội  

Cột cờ Hà Nội hay Kỳ đài Hà Nội là một công trình được xây dựng ở thế kỷ 19. Nơi xây dựng nằm trên nền đất cũ của thành Tam Môn trong Hoàng thành Thăng Long thời nhà Lê. 

Khám phá cột cờ Hà Nội - “Nhân chứng sống” của lịch sử dân tộc

Khi du khách đến tham quan Hoàng Thành, cột cờ chính là điểm dừng chân đầu tiên. Tiếp đến, bạn sẽ được di chuyển theo đường “ngư đạo”, qua Đoan Môn rồi đến Điện Kính Thiên. Hiện tại, Kỳ đài nằm trong khuôn viên của bảo tàng Lịch sử Quân đội Việt Nam. Du khách có thể đến tham quan cột cờ để tìm hiểu về một phần lịch sử của dân tộc. 

1.1 Cột cờ Hà Nội xây dựng năm nào?

Cot co Ha Noi được xây dựng vào năm 1805 dưới triều vua Gia Long. Thời gian xây dựng cột cờ kéo dài trong 7 năm và chính thức được hoàn thiện vào năm 1812. 

Vị trí của cột cờ cách Đoan Môn khoảng 300, cách điện Kính Thiên 500m. Mục đích xây dựng kỳ đài lúc này là để canh phòng thủ quan, bảo vệ Hoàng Thành. Đứng trên đỉnh cột cờ, bạn sẽ có thể nhìn bao quát một vùng rộng lớn bên ngoài. 

Khám phá cột cờ Hà Nội - “Nhân chứng sống” của lịch sử dân tộc

Xem thêm: Cầu Thê Húc – Nét đẹp văn hóa kiến trúc ngàn đời của Hà Nội

1.2 Các cột mốc lịch sử của cột cờ Thủ đô

Trong suốt khoảng thời gian xây dựng cho đến nay, kỳ đài Hà Nội đã gắn liền với những biến cố thăng trầm của lịch sử. Một vài cột mốc quan trọng có thể kể đến như: 

  • Là cứ điểm quan trọng mà chính quyền đô hộ Pháp giữ lại trong giai đoạn 1894 đến 1897. 
  • Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cột cờ được dùng để trấn giữ và sử dụng với mục đích tương tự theo kế hoạch của bộ đội Phòng không Hà Nội. 
  • Năm 1945, Cách mạng tháng Tám diễn ra thành công, hình ảnh cột cờ Hà Nội được cắm trên đỉnh Kỳ đài. 
  • Năm 1954, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hình ảnh Quốc kỳ lại được tung bay một lần nữa. 
  • Năm 1989, Kỳ đài Hà Nội được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử. 
XEM THÊM:  Thung Nai Hòa Bình - Kinh nghiệm du lịch từ A - Z

Khám phá cột cờ Hà Nội - “Nhân chứng sống” của lịch sử dân tộc

1.3 Cột cờ Hà Nội cao bao nhiêu mét ?

Bên cạnh thông tin, cột cờ Hà Nội được xây thời vua nào thì thông số về chiều cao của kỳ đài cũng rất được quan tâm đến. Cột cờ Thủ đô cao 33,4m. Nếu tính cả cán cờ thì tổng chiều cao lên đến 41,4m. 

Xem thêm: Chợ hoa Quảng An – Thiên đường hoa tươi giữa lòng Hà Nội

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới cột cờ Hà Nội

  • Địa chỉ: Đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình.

Cột cờ Hà Nội nằm ở quận nào? Vị trí của cột cờ nằm ở quận Ba Đình, Hà Nội. Vị Du khách đến tham quan có thể đi theo chỉ dẫn đến đường Điện Biên Phủ, tới ngã ba Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương sẽ thấy kỳ đài. 

Do nằm ở vị trí Trung tâm của Hà Nội nên rất dễ dàng để bạn di chuyển đến cột cờ. Nếu chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn chỉ cần chạy theo đường Tùy theo nhu cầu, du khách khi đi tham quan cột cờ Thủ đô có thể lựa chọn các phương tiện di chuyển như: 

  • Xe cá nhân: Bạn có thể đi xe cá nhân để chủ động lịch trình đi tham quan cột cờ và các điểm du lịch khác. Trước khi đi, bạn nên tìm đường và đi theo chỉ dẫn của Google Maps. Vào cuối tuần, lượng giao thông ở khu vực Điện Biên Phủ sẽ đông hơn do đó bạn hãy chú ý quan sát đường đi nhé. 
  • Xe Bus: Các tuyến giao thông công cộng ở Hà Nội rất phát triển. Du khách có thể đi xe bus số 09, 18, 41, 45 hay 09CT để xuống điểm gần cột cờ rồi đi bộ đến bảo tàng, mua vé vào cửa tham quan nhé. 
  • Xe taxi: Nếu di chuyển đông người, chưa quen với đường xá Thủ đô, du khách có thể đi xe taxi để tiết kiệm thời gian và công sức hơn nhé. 

Khám phá cột cờ Hà Nội - “Nhân chứng sống” của lịch sử dân tộc

3. Giá vé tham quan cột cờ Hà Nội 

Khi vào tham quan cột cờ Hà nội, bạn cần phải mua vé vào cửa. Cụ thể như sau: 

  • Giá vé niêm yết: 20.000đ/vé 
  • Học sinh, sinh viên, người trên 60 tuổi: 10.000đ/vé 
  • Học sinh dưới 15 ruổi, người có công với cách mạng: Miễn phí 

Thời gian tham quan cột cờ Thủ đô: 8h – 17h hàng ngày. 

Khám phá cột cờ Hà Nội - “Nhân chứng sống” của lịch sử dân tộc

Xem thêm: Top 20 quán thuê xe máy Hà Nội uy tín mà giá siêu “hạt dẻ” 

4. Khám phá địa danh cột cờ Hà Nội 

Cột cờ Hà Nội có gì đặc biệt mà được nhiều du khách muốn đến tham quan như vậy. Reviewvilla.vn sẽ bật mí chi tiết về địa danh lịch sử này để bạn tìm hiểu thêm nhé. 

XEM THÊM:  Nhà hàng hải sản Crazy Crab Phú Quốc - hải sản tươi sống lớn nhất Grand World

4.1. Kiến trúc của cột cờ Hà Nội

Một trong những điều hấp dẫn du khách khi đến tham quan cột cờ Thủ đô chính là khám phá kiến trúc. 

Cột cờ được xây dựng với 3 tầng và có 1 trụ thân cột. Tầng đế được xây theo hình chóp vuông cụt, nhỏ dần về phía trên và được xếp chồng lên nhau. Xung quanh tầng đến được ốp gạch rất cẩ thận, tỉ mỉ. 

Tầng đến thứ nhất của cột cờ có kích thước 42,5m x 3,1m, bao gồm 2 bậc thang gạch được dùng làm lối đi lên. Tầng đế thứ 2 có kích thước 27m x 3,7m, có 4 cánh. Cửa phía Đông đề chữ “Nghênh Húc” mang ý nghĩa đón ánh sáng ban mai. Cửa phía Tây đề chữ “Hồi Quang” mang ý nghĩa phản chiếu ánh sáng. Cửa phía Nam đề hai chữ “Hướng Minh” ý nghĩa hướng về phía ánh sáng. Cửa Bắc không có đề chữ. 

Khám phá cột cờ Hà Nội - “Nhân chứng sống” của lịch sử dân tộc

Tầng đế cao nhất của cột cờ là tầng thứ ba với kích thước 12,8m x 5,1m. Ở đây có bố trí cầu thang đi về hướng Bắc. Phần đến này chính là thân cột cờ có chiều cao lên đến 18,2m. Cấu tạo xây theo hình trụ 8 cánh, thon dần lên phía trên, cạnh đáy chừng 2m. Bên trong cột cờ có cầu thang xoắn trôn ốc lên tận đỉnh. Tổng số bậc thang đi lên đỉnh là 54 bậc. 

Khám phá cột cờ Hà Nội - “Nhân chứng sống” của lịch sử dân tộc

Cấu tạo bên trong cột cờ có 39 lỗ hình hạt dẻ với mục đích dùng để chiếu sáng và thông hơi. 

Phần đỉnh cột cờ làm theo hình cái lầu bát giác, cao 3,3m và có 8 cửa sổ tương ứng với 8 mặt. Giữa lầu có một hình trụ tròn cao lên tận đỉnh để làm cán cờ trên nóc lâu. Chiều dài cán cờ gần 8m. 

Nhờ vào cấu tạo đặc biệt của kỳ đài, dù Hà Nội đang ở trong những ngày nắng nóng nhất thì nơi đây vẫn mát mẻ như có máy lạnh. Dù mưa có lớn như thế nào thì nước bên ngoài cũng không thể chảy vào bên trong lòng tháp. 

Khám phá cột cờ Hà Nội - “Nhân chứng sống” của lịch sử dân tộc

Trên đỉnh cột cờ được treo Quốc kỳ với kích thước 4m x 6m. Cờ được may bằng vải phi bóng, có ba đường chỉ, góc cờ chần hình quả trám để đảm bảo khả năng chịu được những trận gió lớn. 

Bất cứ khi nào du khách đi qua cột cờ Thủ đô đều thấy hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, khẳng định độc lập và niềm tự hào của người dân Việt Nam. 

Khám phá cột cờ Hà Nội - “Nhân chứng sống” của lịch sử dân tộc

Xem thêm: Top 20 nhà hàng & quán hamburger gần đây ngon ở Hà Nội

4.2. Hình ảnh lá cờ đỏ trên nóc

Nhắc đến cột cờ Hà Nội là nhắc đến hình ảnh cờ đó sao vàng tung bay phấp phới trên đỉnh cột cờ. Ngày trước, Quốc kỳ chỉ được kéo lên trong những dịp lễ Tết. Từ năm 1986 trở đi, hình ảnh lá cờ luôn tung bay trên nóc kỳ đài. 

XEM THÊM:  Hoa mận Mộc Châu - Ngây ngất giữa mùa hoa tuyệt đẹp

4.3. Các điểm tham quan nổi tiếng gần cột cờ Thủ đô

Vị trí của cột cờ Hà Nội nằm trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch Sử Quân Đội. Du khách khi đến tham quan có thể kết hợp đến check-in ở một số địa điểm nổi tiếng gần đó như: 

  • Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Bảng tàng nằm cách cột cờ khoảng 4m, rất thuận tiện trong việc di chuyển đi tham quan của du khách. Đây là bảo tàng đầu tiên trong hệ thống bảo tàng quân đội. Bên trong bảo tàng đang lưu giữ và trưng bày hơn 150.000 hiện vật có giá trị từ thời vua Hùng đến thời Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
  • Hoàng thành Thăng Long: Đây là công trình kiến trúc đồ sộ được gây dựng qua nhiều triều đại phong kiến. Khi đến tham quan, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thiết kế phản ánh đặc trưng của từng thời vua cai trị. 
  • Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nơi đây tái hiện lại những công trình đặc biệt liên quan đến Bác Hồ từ lúc người còn sống đến giai đoạn hoạt động cách mạng. Nhà sàn, áo cá đến khu bảo tàng đều trưng bày những kỉ niệm, kỉ vật có liên quan đến người Cha già vĩ đại của dân tộc Việt. 

Xem thêm: Top 17 địa chỉ bánh mì Hà Nội ngon giá bình dân nổi tiếng

5. Lưu ý khi đi tham quan cột cờ Hà Nội 

Du khách khi đến tham quan cột cờ Hà Nội hãy chú ý đến một số vấn đề như sau để chuyến đi được trọn vẹn hơn nhé: 

  • Bạn nên chọn đi tham quan kỳ đài vào những ngày nắng đẹp, tránh đi vào ngày có tiết trời mưa để không ảnh hưởng lịch trình tham quan và cũng có thể chụp ảnh check-in được tốt hơn. 
  • Cần tuân thủ các quy định của đơn vị quản lý di tích. Tuyệt đối không xâm hại đến hiện vật, cảnh quan, không viết hay vẽ bậy lên các hiện vật. 
  • Trang phục đi tham quan cần phải gọn gàng, lịch sự, không mặc quần hay váy quá ngắn. 
  • Không hút thuốc, không làm mất trật tự an ninh trong quá trình di chuyển, tham quan khu di tích. 
  • Tuyệt đối không mang theo vũ khí, chất dễ cháy nổ vào khu vực di tích lịch sử. 
  • Có ý thức giữ gìn vệ sinh chung ở nơi công cộng. 
  • Để xe đúng nơi quy định và tự bảo quản tài sản cá nhân khi đến khu di tích. 
  • Chú ý thời gian mở cửa của di tích lịch sử để có thể lên kế hoạch đi tham quan phù hợp. 

6. Các hình ảnh check-in của du khách tại cột cờ Hà Nội 

Hình ảnh cột cờ Hà Nội mang ý nghĩa rất lớn đối với người dân Việt Nam. Nếu có cơ hội được đến tham quan địa danh này, bạn nên chụp lại thật nhiều ảnh đẹp để làm kỉ niệm trong chuyến đi về với thủ đô. 

Trên đây là kinh nghiệm du lịch, khám phá về địa danh cột cờ Hà Nội. Reviewvilla.vn hy vọng với những tư vấn và gợi ý trên, bạn sẽ có một chuyến tham quan vui vẻ với nhiều kỉ niệm đáng nhớ ở địa danh lịch sử này. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Hải Phòng chi tiết nhất

Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu chi tiết nhất từ A – Z

Kinh nghiệm du lịch Sapa chi tiết từ A – Z mới nhất

Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Hạ Long chi tiết từ A đến Z

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT