Khám phá Hội Quán Phúc Kiến – “Nét đẹp vẹn nguyên” nơi phố cổ 

Khám phá Hội Quán Phúc Kiến - “Nét đẹp vẹn nguyên” nơi phố cổ 

Hội An đẹp và quyến rũ bởi những công trình kiến trúc ghi tạc dấu ấn lịch sử của dân tộc. Nơi đây luôn mang đến cho du khách một thứ gì đó thân thương gần gũi bởi dấu ấn của những mái nhà phong rêu bạc màu theo năm tháng, những con đường thân thương. Giữa một thành phố cổ lâu đời chắc hẳn ai cũng phải trầm trồ trước kiến trúc của Hội Quán Phúc Kiến. Vậy nơi đây có gì hấp dẫn cùng Reviewvilla.vn khám phá ngay nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Top 20 Biệt thự villa Hội An giá rẻ gần phố cổ view biển đẹp đáng nghỉ dưỡng

Top 20 Resort Hội An giá rẻ có hồ bơi cao cấp view biển đẹp từ 3-4-5 sao

Top các khách sạn Hội An giá rẻ, gần phố cổ đẳng cấp 3 – 4 – 5 sao

Top 30 Homestay Hội An gần phố cổ giá rẻ có hồ bơi view biển đẹp tốt nhất

Hội Quán Phúc Kiến ở đâu?

Hội Quán Phúc Kiến (Phước kiến) được biết đến là một trong những công trình kiến trúc xuất sắc bậc nhất đất Quảng. Di tích tôn giáo này tọa lạc tại số 46 đường Trần Phú, Cẩm Châu, Hội An tỉnh Quảng Nam.

Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử cùng những biến cố. Song, nơi đây vẫn giữ cho mình lối kiến trúc vẹn nguyên như thuở mới ban đầu. Được biết đến là một trong ba hội quán còn tồn tại ở phố cổ. Vào ngày 17 tháng 2 năm 1990, nơi đây được cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Khám phá Hội Quán Phúc Kiến - “Nét đẹp vẹn nguyên” nơi phố cổ 

Xem thêm: Top 10 quán Bánh mì Hội An ngon nức tiếng nhất định phải ghé

Tìm hiểu lịch sử về Hội Quán Phúc Kiến

 Hội Quán Phúc Kiến không chỉ được coi là giá trị văn hóa lịch sử kiến trúc lâu đời của người Việt. Mà đây được coi là nét đẹp tinh thần của sự đoàn kết giữa ba dân tộc Việt – Trung – Hoa. 

Theo như sử sách được ghi lại Hội Quán Phúc Kiến được xây dựng vào những năm 1690 do những người từ Phúc Kiến tới Hội An sau đó xây dựng nên nơi nơi đây. 

Trải qua bao năm năm tháng nơi đây cũng đã có nhiều thay đổi không còn giống như những ngày tháng đầu tiên. Những ai đã từng đặt chân tới đây chắc cũng biết hiện nay Hội Quán Phúc Kiến đã được xây bằng gạch và mái ngói vô cùng công phu. Tuy nhiên, vào những thuở mới ban đầu những năm 1757, nơi đây được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ. 

XEM THÊM:  Review Cafe Mê Linh Đà Lạt - Nơi bình yên tìm về

Khám phá Hội Quán Phúc Kiến - “Nét đẹp vẹn nguyên” nơi phố cổ 

Khám phá Hội Quán Phúc Kiến - “Nét đẹp vẹn nguyên” nơi phố cổ 

Vốn dĩ hội quán được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu hội họp, điểm đến của người dân Phúc Kiến. Không chỉ dừng lại là nơi tụ họp tại khu phố cổ của người Phúc Kiến nơi đây còn để thờ thần nước, thần sông. Để người dân được an yên làm ăn, phát đạt. 

Theo như nhiều lời kể của người dân đất Quảng kể lại. Ban đầu Hội quán Phúc Kiến là một gian miếu nhỏ thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu mà người dẫn đã vớt được bên bờ biển phố Hội. Qua thời gian với sự đóng góp góp trùng tu của những người dân khu phố cổ nơi đây ngày càng trở nên khang trang và uy nghiêm hơn hẳn.

Xem thêm: Top 22 đặc sản Hội An nổi tiếng thích hợp mua về làm quà

Hướng dẫn cách di chuyển tới Hội quán Phúc Kiến chi tiết nhất

Giữa khu phố cổ yên bình, đan xen đó là cái sâu lắng với những dòng người hối hả. Lòng người nhỏ bé như được đắm chìm vào vẻ đẹp tín ngưỡng của. Hội quán Phúc Kiến. Về đất Quảng nhất định không thể lạc bước khỏi cái đẹp lạ lùng của nơi nơi đây được. Với nhiều tín đồ du lịch chắc chắn đang rất quan tâm về cung đường nào tới  Hội quán Phúc Kiến  thuận tiện nhất đúng không? Reviewvilla.vn bật mí ngay cho bạn nhé!

Khám phá Hội Quán Phúc Kiến - “Nét đẹp vẹn nguyên” nơi phố cổ 

Tọa lạc ngay giữa cung đường chính của phố cổ. Chính bởi vậy có rất nhiều cung đường khác nhau để tới Hội quán Phúc Kiến. Để tới được di tích tôn giáo này du khách cần phải đến phố cổ đầu tiên. Xuất phát từ Đà Nẵng bạn có thể di chuyển theo hai cung đường chính như sau:

  • Đường đi 1: Từ đường Võ Nguyên Giáp – đường Trường Sa – Lạc Long Quân – sau đó rẽ phải vào Hai Bà Trưng – rẽ trái vào đường Nguyễn Công Trứ – rồi rẽ trái vào Nguyễn Trường Tộ – tiếp đó đi thẳng vào Lê Lợi – rẽ trái vào Phan Châu Trinh – cuối cùng rẽ phải là đã tới Hội quán rồi.
  • Đường đi 2: Đường Lê Văn Hiến – sau đó đi thẳng vào DT607 – tiếp đó đi theo hướng khu vực Hội An – gặp đường Lý Thường Kiệt – rẽ phải vào đường Nguyễn Trường Tộ và đi theo lộ trình như trên.

Chuyến đi sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn nắm được lịch trình di chuyển đó. Để chuyến đi được tiết kiệm thời gian và hiệu quả đừng quên ghi nhớ ngay hai cung đường này để có những trải nghiệm tuyệt vời tại nơi này nhé!

Bật mí những thông tin về Hội An đẹp và quyến rũ bởi những công trình kiến trúc ghi tạc dấu ấn lịch sử của dân tộc. Nơi đây luôn mang đến cho du khách một thứ gì đó thân thương gần gũi bởi dấu ấn của những mái nhà phong rêu bạc màu theo năm tháng, những con đường thân thương. Giữa một thành phố cổ lâu đời chắc hẳn ai cũng phải trầm trồ trước kiến trúc của Hội Quán Phúc Kiến. Vậy nơi đây có gì hấp dẫn cùng Reviewvilla.vn khám phá ngay nhé!

Xem thêm: Khám Phá Chợ Hội An – Nét Đẹp Văn Hoá Đa Sắc Màu

Bật mí những thông tin hữu ích về Hội quán Phúc Kiến – Có thể bạn chưa biết

Giờ mở cửa của Hội Quán Phúc Kiến

Thời gian một thứ gì đó khó ai có thể định nghĩa được. Không ai có thể trả lời chính xác cho câu hỏi ta có bao nhiêu thời gian cho cuộc đời của mình. Ngày hôm nay thế này ngày mai cũng có thể đã khác rất nhiều. Chính vì thế sống là để trải nghiệm, để hưởng thụ.

XEM THÊM:  Ba Vì Resort - Điểm nghỉ dưỡng lý tưởng ngay gần Hà Nội

Vậy bạn có muốn ghé thăm Hội Quán Phúc Kiến một lần? Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn thời gian mở cửa tại nơi đây ngay nhé.

Khám phá Hội Quán Phúc Kiến - “Nét đẹp vẹn nguyên” nơi phố cổ 

Giống như hầu hết các địa điểm vui chơi tại phố cổ. Thời gian mở cửa tại Hội Quán Phúc Kiến bắt đầu từ 7h – 18h hàng ngày. Chính bởi thế rất tiện lợi cho việc tham quan của bất cứ du khách dù xa hay gần. 

Xem thêm: Top 10 Quán Mì Quảng Hội An Ngon Chuẩn Vị Không Nên Bỏ Qua 

Giá vé tham quan Hội Quán Phúc Kiến

Một địa điểm mang trong mình những nét đẹp tinh thần và nhân văn lâu đời. Vì thế, nhiều người không khỏi e ngại về giá vé để tới địa điểm du lịch tôn nghiêm này. Tuy nhiên chắc hẳn khi Reviewvilla.vn nói về giá vé có lẽ không khỏi khiến bạn bất ngờ đâu. 

Khám phá Hội Quán Phúc Kiến - “Nét đẹp vẹn nguyên” nơi phố cổ 

Cụ thể giá vé tham quan như sau:

  • Du khách người Việt Nam:  80.000 VND
  • Du khách người nước ngoài: 150.000 VND

Nhìn chung, có thể thấy được giá vé khá bình dân cho một chuyến khám phá đất cổ. Vừa được tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi hiếm có. Vừa được nghe lại những âm vang của một thời lịch sử đã qua. Chẳng phải quá phù hợp với số tiền đã bỏ ra đúng không?

Xem thêm: Làng gốm Thanh Hà – Nét đẹp Hội An trầm mặc hơn 500 năm

Tìm hiểu kiến trúc Hội Quán Phúc Kiến nơi nét đẹp được tôn vinh

Cổng vào tam quan Hội Quán ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên

Đối với với du khách lần đầu tiên đến đây chắc hẳn sẽ ấn tượng bởi nơi đây ngay từ cổng vào. Kiến trúc xây dựng cổng khá đặc biệt. Điều ấn tượng nhất có lẽ cổng như được chia làm ba đường một đường chính và hai đường phụ hai bên rìa. Hơn nữa, có cả một tầng phía trên như mô phỏng lại cổng phía dưới. Toàn bộ cổng Tam Quan đều được xây bằng sành sứ. Mái ngói được thiết kế cong nhọn cao vút. Theo người xưa cánh cổng được thiết kế như vậy là để tránh được những luồng khí xấu tràn vào phía phía bên trong.

Ngay sau khi bước qua cánh cảnh du khách sẽ sẽ được chiêm ngưỡng vãn cảnh tựa thiên đường ở trần gian. Ngay phía giữa là đài đá phun nước cùng một hệ thống cây xanh. Chính bởi điều đó bất cứ ai khi bước tới đây đây đều được cảm nhận được sự yên bình, thanh đạm tới mức say sưa.

XEM THÊM:  Cô Tư Homestay Phan Thiết: Điểm dừng chân có tiếng lâu đời ở Bình Thuận

Kiến trúc khu chính diện

Khu chính diện là khu thờ chính của Hội Quán Phúc Kiến. Phía gian chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Thần Tài, Quan Thế Âm Bồ Tát, 12 bà mụ và 3 bà chúa sanh thai. Mọi thứ đều được trưng bày rất khoa học và bắt mắt. Bên cạnh những vật linh thiêng còn không quên điểm tô các chi tiết nhỏ để làm nổi bật lên sự linh thiêng.

Phía bên phải khi chính diện thờ thần Thiên Lý. Vị thần được biết tới là người có tầm nhìn xa trông rộng, nghe xa nghìn dặm. Người đã cùng bà Thiên Mậu Thánh Mẫu phát hiện những người gặp nạn trên biển để cứu giúp.

Xem thêm: Khám phá phố cổ Hội An – Nét đẹp thời gian ngưng đọng

Hậu tẩm ấn tượng bởi những vòng hương lớn

Bước vào hội tẩm du khách sẽ được ngắm nhìn những vòng hương lớn được treo trên đỉnh trần nhà. Bạn sẽ không thể biết đâu vòng hương này lớn tới mức có thể đốt hơn 30 ngày đó. Không chỉ để thắp đây còn được coi như một nét đẹp ấn tượng của hội tẩm.

Trống đồng tại Hội Quán Phúc Kiến được thiết kế với lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Giữa mặt trống là hình con hổ với những nét điêu khắc tinh xảo. Trống đồng như một hiện thân để làm đẹp lên lối kiến trúc của hội tẩm nói riêng và của Hội Quán Phúc Kiến nói chung.

Tại hội tẩm vào ngày 16/2 âm lịch hàng năm tổ chức ngày giỗ cho 6 vị: Thuấn Vương, Trương Vương, Chu Vương, Khâm Vương, Hoàng Vương. Sáu vị tướng này là những người dẫn đầu phong trào phản Thanh phục Minh. Do thất bại vì thế nên đưa con cháu mình tới Hội An sinh sống, làm ăn.

Xem thêm: Khám phá top 4 bãi biển Hội An đem đến một mùa hè tuyệt vời

Hoạt động tín ngưỡng ấn tượng tại Hội Quán Phúc Kiến

Về với Hội An là về với miền đất thân thương mộc mạc. Nơi đây con người rất đề cao nền tín ngưỡng của dân tộc. Để thấy được điều đó có thể thấy được người dân nơi đây vào những ngày rằm, mùng 1 tấm nập lên chùa cầu lộc, cầu bình an, cầu may mắn.

Vào ngày lễ có lễ là khoảng thời gian Hội Quán Phúc Kiến trở lên nô nức tấp nập hơn bao giờ hết. Vào thời khắc này cũng có thể được coi là thời gian vàng để du khách có thể trải nghiệm các hoạt động tâm linh tại nơi đây. Vào các ngày như 15 tháng giêng âm lịch (ngày nguyên tiêu), 16/2 âm lịch (vía Lục Tánh), 23/3 âm lịch(vía Thiên Hậu)… Có rất nhiều hoạt động được tổ chức vào khoảng thời gian này. 

Vào ngày 2 tháng 2 âm lịch thường niên hàng năm người dân Hội An còn  tổ chức lễ cúng thần tài như vàng bạc, rượu, tiền giấy.

Tổng kết

Hội Quán Phúc Kiến quả đúng là một trong những địa điểm không thể bỏ qua khi đặt chân tới mảnh đất xứ Quảng. Mân mê trong những làn gió nhẹ đất Hội thả lòng mình vào lối kiến trúc độc đáo của nơi đây. Một di tích lịch sử lâu đời mang trong mình “hơi thở”, nhịp đập của tín ngưỡng Hội An. Reviewvilla.vn hi vọng qua bài của chúng tôi sẽ khiến bạn biết được một vài thông tin về Hội Quán Phúc Kiến để có cho mình một chuyến du lịch ý nghĩa nhất cùng người thân và gia đình nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Kinh nghiệm du lịch Nha Trang mới nhất

Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng chi tiết từ A -Z

Kinh nghiệm du lịch Phan Thiết chi tiết từ A – Z

Kinh nghiệm du lịch Huế tự túc tiết kiệm nhất

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT