Cầu Thê Húc – Nét đẹp văn hóa kiến trúc ngàn đời của Hà Nội

Đôi nét về điểm du lịch Cầu Thê Húc

Hà Nội nghìn năm văn hiến đã trở thành điểm đến cực hấp dẫn du khách. Nơi đây chứa đựng nét đẹp văn hóa kiến trúc và lịch sử lâu đời. Tới thủ đô, bạn đừng quên ghé thăm Cầu Thê Húc độc đáo và ấn tượng. Bài viết dưới đây của Reviewvilla.vn sẽ giới thiệu chi tiết nhất về điểm du lịch này nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Top 20 Biệt thự villa gần Hà Nội giá rẻ view đẹp ở quanh ngoại thành

Top 20 Resort gần Hà Nội giá rẻ view đẹp có bể bơi ở quanh ngoại thành

Top 20 khách sạn Hà Nội nổi tiếng gần Hồ Tây, Hồ Gươm, Phố Cổ

Top 40 Homestay Hà Nội giá rẻ đẹp ở trung tâm và gần phố cổ giá 500k

1. Đôi nét về điểm du lịch Cầu Thê Húc

Hà Nội thực sự luôn đem lại cho những du khách tứ phương nhiều dấu ấn khó quên. Tại đây không chỉ nổi bật với vẻ đẹp của những tòa nhà cao tầng sang trọng, hiện đại, mà còn lưu giữ những di tích lịch sử gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước của ông cha ta.

Đôi nét về điểm du lịch Cầu Thê Húc

Một số địa điểm có thể kể đến như Hoàng Thành Thăng Long, Chùa Một Cột, Quảng trường Ba Đình, Lăng Chủ Tịch, Nhà sàn Bác Hồ, Hồ Gươm,… Đặc biệt trong số đó không thể thiếu Cầu Thê Húc mang hàm ý là “nơi lưu lại ánh sáng”. Cây cầu có thiết kế độc đáo, nối liền với di tích đền Ngọc Sơn. Để vào tham quan di tích này, du khách cần mua vé từ 30.000 đồng – 50.000 đồng.

Đôi nét về điểm du lịch Cầu Thê Húc

Xem thêm: Top 20 quán cà phê mua mang về gần đây ở Hà Nội

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển đến Cầu Thê Húc

Cầu Thê Húc ở đâu? Địa điểm này tọa lạc ở di tích đền Ngọc Sơn, phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

Cầu Thê Húc tọa lạc ở vị trí trung tâm quận Hoàn Kiếm, rất gần với những địa điểm du lịch khác như Phố Tràng Tiền, Hồ Gươm, Hàng Mã,… Do đó, bạn thỏa thích đi tham quan mà không lo mất nhiều thời gian.

Có rất nhiều phương tiện khác nhau đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách như xe bus, xe máy, taxi ô tô. Mỗi phương tiện có những ưu điểm tạo điều kiện thuận lợi cho quý khách.

  • Xe máy: Nếu du khách muốn tự do khám phá đường phố Hà Nội, những cảnh đẹp và địa danh nổi tiếng thì xe máy là lựa chọn đúng đắn. Bạn có thể thuê xe tại các cửa hàng xe máy với mức giá vô cùng phải chăng. Đừng quên tra google map để không bị lạc đường nhé.
  • Taxi: Du khách có thể đặt xe taxi để di chuyển đến Cầu Thê Húc. Giá vé taxi sẽ có sự chênh lệch giữa các thời điểm khác nhau. Để tránh tình trạng bị lừa cùng như nhằm bảo đảm sự an toàn, cách tốt nhất là du khách nên đặt taxi qua các app công nghệ.
  • Xe bus: Phương tiện này giúp bạn di chuyển an toàn, tiết kiệm chi phí du lịch. Ngồi trong xe bus, du khách dễ dàng chiêm ngưỡng khung cảnh đường phố Hà Nội sôi động và náo nhiệt.
XEM THÊM:  Top 10 lễ hội Phú Quốc đặc sắc, thu hút đông đảo du khách

Đôi nét về điểm du lịch Cầu Thê Húc

Xem thêm: Chả cốm Hà Nội – Tinh hoa văn hóa ẩm thực Hà Thành

3. Ý nghĩa kiến trúc và ý nghĩa lịch sử của Cầu Thê Húc

3.1. Ý nghĩa kiến trúc

Ban đầu, cây cầu xây dựng 15 nhịp, được sử dụng 32 chân gỗ để làm móng đỡ, trong đó có 2 chân gỗ cực chắc chắn và kiên cố. Về mặt cầu, người thi công sử dụng những tấm ván gỗ để lát, đặc biệt là chữ “Thê Húc” được thếp vàng vô cùng công phu và tỉ mỉ. Vào thời đó, Cầu Thê Húc mang đậm dáng dấp của những cây cầu có kiến trúc miền Bắc Bộ.

Ý nghĩa kiến trúc

Sau đó, cây cầu bị phá hủy nên được trùng tu xây mới, người ta đã lấy chất liệu xi măng để giúp chân cầu được vững chắc, kiên cố và tránh tình trạng bị sập. Bên cạnh đó, để gây ấn tượng thì cầu sơn màu đỏ tạo nên sự độc đáo và cuốn hút vô cùng.

Điểm đáng chú ý là cây cầu mang biểu tượng là nơi ánh hào quang chiếu tỏa nên xây dựng theo hướng Đông. Du khách khi đến đây có thể ngắm cảnh tươi sáng, nguồn năng lượng tích cực và tràn trề cũng giống như những ý nghĩa Cầu Thê Húc mang lại. 

Ý nghĩa kiến trúc

Nhiều du khách lần đầu đến đây sẽ thắc mắc tại sao chiếc cầu lại có màu đỏ. Theo phong tục quan niệm của người Việt Nam, màu đỏ biểu tượng cho sự vui vẻ, tươi mới, sinh sôi và hạnh phúc tràn đầy. 

Ý nghĩa kiến trúc

Xem thêm: Hoa sữa Hà Nội – Biểu tượng mùa thu mơ mộng giữa lòng thủ đô

3.2. Ý nghĩa lịch sử của Cầu Thê Húc

Dưới thời vua Tự Đức triều Nguyễn, chiếc cầu được xây dựng để di chuyển từ bờ Hồ tới di tích đền Ngọc Sơn, giúp du khách có thể thăm viếng, thắp hương tại ngôi đền.

Ý nghĩa lịch sử của Cầu Thê Húc

“Thê Húc” mang ý nghĩa là sự gửi gắm, gìn giữ thứ ánh nắng ban mai. Chung quy lại tên cầu nghĩa là “nơi ánh sáng được lưu giữ và đọng lại”.

Trước đây, những sĩ tử trước mỗi kỳ thi quan trọng đều sẽ đi qua Cầu Thê Húc tới Đền Ngọc Sơn để thắp nén hương cúng bái cầu sự thuận lợi và may mắn.

Do nhiều sự cố, nên chiếc cầu từng bị gãy và được trùng tu vào thế kỷ 19 và thế kỷ 20.

XEM THÊM:  Khám phá Dinh Cô Vũng Tàu - Điểm du lịch tâm tinh nổi bật, hấp dẫn

Ý nghĩa lịch sử của Cầu Thê Húc

Xem thêm: Top 17 quán bún đậu mắm tôm Hà Nội ngon khó cưỡng

4. Tham quan Cầu Thê Húc có gì đặc sắc?

4.1. Ngắm cảnh và chụp ảnh làm kỷ niệm

Hình ảnh Cầu Thê Húc vào mỗi khoảnh khắc đều đẹp và để lại cho du khách những ấn tượng khó quên. Với dáng hình uốn cong nối liền bờ hồ và di tích đền, chiếc cầu được bao quanh bởi nước hồ êm đềm, cây cối xanh mát. 

Du khách đi khi tới đây có thể ngắm cảnh yên bình, tĩnh lặng và thỏa thích chụp hình với không gian cực đẹp và lãng mạn.

Ngắm cảnh và chụp ảnh làm kỷ niệm

Để có những bức ảnh đẹp nhất, du khách nên lựa chọn trang phục áo dài dân tộc thướt tha hoặc váy. Nhất định, bất kể pose dáng nào cũng đều vô cùng ăn ảnh.

Ngắm cảnh và chụp ảnh làm kỷ niệm

4.2. Khám phá Đền Ngọc Sơn

Một di tích nổi bật phải kể đến đó là Đền Ngọc Sơn Cầu Thê Húc. Di tích đền này có tuổi đời hàng trăm năm, hiện đang thờ cúng vị vua Trần Quốc Tuấn, vị thần Văn Xương Đế Quân. Bên cạnh đó, Đền Ngọc Sơn cũng thờ Phật A Di Đà, Lã Động Tân. Điều đó nhằm thể hiện sự bình đẳng giữa Phật giáo – Đạo giáo và Nho giáo.

Khám phá Đền Ngọc Sơn

Bên trong của ngôi đền cũng được thiết kế độc đáo, tỉ mỉ, gây ấn tượng với những chạm khắc điêu luyện và cách bày trí hợp lý, có dụng ý riêng. Du khách sau khi dừng lại check in ở Cầu Thê Húc thì đừng quên vào đền Ngọc Sơn để thắp hương cầu nguyện cũng như tìm hiểu về lịch sử hình thành đền.

Khám phá Đền Ngọc Sơn

Ngôi đền mở cửa từ 7h sáng đến 18h tối, hơn nữa mức giá vé được bán khoảng 30.000 đồng/ người. 

Xem thêm: Top 15 quán ăn sáng Hà Nội chất lượng, thơm ngon khó cưỡng

4.3. Tham quan Tháp Rùa

Tháp Rùa là biểu tượng có ý nghĩa lịch sử, gắn liền với những câu chuyện truyền kỳ của dân tộc. Đặc biệt, điểm đến này được in trên tờ 50.000 đồng.

Với thiết kế 4 tầng, Tháp Rùa mang phong cách pha trộn giữa phong cách phương Tây cổ điển, Việt Nam truyền thống. Phía trên cánh cửa của Tháp được in 3 chữ “Quy Sơn Tháp” vô cùng nổi bật.

Tham quan Tháp Rùa

Trải qua mấy trăm năm lịch sử, Tháp Rùa vẫn tồn tại ở đó, mang trong mình vẻ đẹp rêu phong hoài cổ. Du khách có thể đứng tại bờ hồ check in với Tháp Rùa xa xa. Công trình này vô cùng ý nghĩa, biểu trưng cho nét đẹp của thủ đô.

4.4. Check in tại Tháp Bút – Đài Nghiên

Sau khi tham quan Đền Ngọc Sơn, du khách hãy dành thời gian khám phá cụm di tích Tháp Bút – Đài Nghiên. Công trình này xây dựng dưới thời vua Tự Đức cuối thế kỷ 19, do Nguyễn Văn Siêu và Đặng Huy Tá đồng ý xây dựng.

Check in tại Tháp Bút - Đài Nghiên

Nơi đây nổi bật với dáng hình giống như chiếc bút, chiều cao 28m và đường kính 12m. Tháo Bút gồm 5 tầng, khu vực 3 tầng giữa được khắc dòng chữ mang hàm ý “Viết lên trời cao”. Điều đó góp phần tôn vinh tinh thần cũng như khí phách của sĩ tử thời xưa. 

XEM THÊM:  Tre Nguồn Resort - Nghỉ dưỡng tại "Cung đàn biển miền Trung"

Công trình Đài Nghiên nằm trong cụm di tích làm bằng đá, được nâng đỡ bằng chất liệu kiên cố. 

Tháp Bút – Đài Nghiên đã trở thành một công trình văn hóa lịch sử, mang tầm vóc dân tộc lớn lao. Du khách khi tới tham quan Cầu Thê Húc nhất định không thể bỏ qua địa điểm này.

Xem thêm: Review Hồ Gươm – Viên ngọc sáng giữa lòng thủ đô Hà Nội

5. Những món ngon nên ăn thử khi đi du lịch

5.1. Phở bò Hà Nội

Với những du khách yêu thích ẩm thực Hà Nội chắc hẳn không thể bỏ qua phở bò. Món ăn này không chỉ được thực khách trong nước yêu thích mà có ấn tượng đặc biệt sâu sắc với khách quốc tế. Do đó, phở bò đã trở thành niềm tự hào đối với người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chúng, ai ai cũng muốn quảng bá món ăn này đến với bạn bè thế giới.

Phở bò Hà Nội

Tô bún bò đầy đặn, nhiều thành phần khác nhau. Nước dùng được hầm trong nhiều giờ đảm bảo hương vị trọn vẹn, mùi thơm say mê. Thưởng thức bún bò khi còn nóng sẽ giúp du khách cảm nhận được vị ngon ngọt, đậm đà. Những quán phở bò vừa rẻ lại vừa ngon nổi tiếng mà bạn nên tới ăn thử khi có dịp tham quan Cầu Thê Húc như phở bò Lâm, phở bò Bát Đàn, phở bò Lý Béo.

5.2. Chè Hà Nội

Dạo chơi trên những con đường Hà Thành, du khách có thể tới những quán chè ngon bổ rẻ, hấp dẫn để thưởng thức. Chè Hà Nội bao gồm nhiều loại khác nhau như chè bưởi, chè mít, chè Thái, chè sương sa hạt lựu, chè đỗ đen,… Mỗi loại có một hương vị riêng đặc sắc, chỉ cần ăn lần đầu là bạn dường như bị mê hoặc.

Chè Hà Nội

Xem thêm: Thời tiết Hà Nội – Du lịch Hà Nội mùa nào đẹp?

6. Khách sạn nghỉ dưỡng gần với địa điểm du lịch

6.1. Khách sạn Sofitel

Địa điểm nghỉ dưỡng khá gần với Cầu Thê HúcReviewvilla.vn muốn giới thiệu chính là khách sạn Sofitel. Đây là điểm lưu trú 5 sao tầm cỡ quốc tế. Với phong cách thiết kế mang đậm phong cách cổ điển Pháp, hòa lẫn với sự hiện đại góp phần tạo nên không gian đẳng cấp, sang trọng và tinh tế. 

Khách sạn Sofitel

Khách sạn Sofitel cung cấp 364 phòng nghỉ, gồm những hạng phòng đa dạng, được bố trí đủ tiện nghi. Bên cạnh đó, nơi đây còn có nhiều dịch vụ tiện ích khác nhất định làm hài lòng du khách như hệ thống nhà hàng, quán bar, phòng hội nghị, bể bơi ngoài trời, spa, phòng tập thể hình,…

Địa chỉ: Số 15, Ngô Quyền, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Số điện thoại: 0943 333 333

6.2. Khách sạn Melia Hà Nội

Tọa lạc tại một vị trí đắc địa của thủ đô, khách sạn Melia trở thành điểm dừng chân thu hút bao du khách. Khách sạn 5 sao gây ấn tượng với sự diễm lệ, sang trọng và tinh tế với hệ thống phòng nghỉ rộng rãi và thoáng đãng.

Melia đem đến cho du khách những dịch vụ tiện ích hàng đầu như sòng bạc, spa làm đẹp, nhà hàng, phòng tập thể dục,…

Khách sạn Melia Hà Nội

  • Địa chỉ: 44 P. Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số điện thoại:  025 7777 7777

Bài viết của Reviewvilla.vn đã tổng hợp những thông tin bổ ích nhất về điểm di tích Cầu Thê Húc. Trong ngày cuối tuần, du khách có thể ghé thăm dạo chơi ở Hồ Gươm và đặt chân tới check in tại địa điểm thu hút này.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Hải Phòng chi tiết nhất

Kinh nghiệm du lịch Mộc Châu chi tiết nhất

Kinh nghiệm du lịch Sapa chi tiết từ A – Z mới nhất

Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Hạ Long

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT